Trong thời khủng hoảng toàn cầu, việc tập trung vào hiện tại là điều đúng đắn.
Nhưng khi ta bước vào năm 2021, dành chút thời gian để soi chiếu vị trí của ta trong quá khứ và tương lai lâu dài cũng có tác dụng tốt.
Chẳng hạn, vẫn còn những vấn đề len lỏi mà ta không thể nào làm ngơ, như biến đổi khí hậu, tình trạng kháng kháng sinh và mất hệ sinh thái. Nhưng một phần suy ngẫm sâu lắng về thời gian có thể giúp ta nạp lại năng lượng tinh thần trước nghịch cảnh, và cũng là sự buông xả thiền định giữa sự điên rồ của hiện tại.
Trong nghiên cứu và các bài viết của mình, tôi khám phá thế giới quan của những chuyên gia về chất thải hạt nhân ở Phần Lan, là những người tính toán với đồng vị phóng xạ trong khoảng thời gian cực kỳ dài trên hành tinh. Đồng vị phóng xạ Plutonium-239 có chu kỳ bán rã là 24.100 năm, trong khi đồng vị uranium-235 có chu kỳ bán rã kéo dài 700 triệu năm.
Cũng như nhiều nhà nhân chủng học thực hiện chuyến điền dã trong nền văn hóa khác, tôi tìm hiểu điều gì có thể giúp mở rộng nhân sinh quan của con người với bản thân tôi hay trong các xã hội khác.
Trong khi trải nghiệm của các chuyên gia về chất thải hạt nhân có thể là nguồn cảm hứng bất thường cho sự thịnh vượng, thì nghiên cứu này đã dạy tôi rằng mở rộng tri thức đến xuyên thời gian có thể đem lại lợi ích cho từng người.
Sau đây là cách bạn có thể ứng dụng một số nguyên tắc vào cuộc sống cá nhân khi bạn bước sang năm mới.
Nghiên cứu về chiều sâu thời gian của tôi bắt đầu ở Phần Lan, nơi tôi dành ra 32 tháng sống giữa những chuyên gia "Tình huống An toàn" (Safety Case) của quốc gia này, những người hoạch định tác động lâu dài của nhà kho chứa chất thải hạt nhân đặt bên dưới hòn đảo Olkiluoto. Vào lúc nào đó trong vài năm tới, nhà kho này sẽ bắt đầu trữ loại nguyên liệu hạt nhân cao cấp đã qua sử dụng.
Thông qua 121 cuộc phỏng vấn, tôi đặt mình vào vị trí ở trong một cộng đồng có viễn kiến về tương lai xa của thế giới, những người mà công việc hàng ngày của họ ở văn phòng sẽ ảnh hưởng đến những cân nhắc của chính phủ các nước khi ra quyết sách, hoạch định các ngành công nghiêp, và ra các quy định quản lý khác.
Các chuyên gia về an toàn dự đoán các sự kiện địa chất, thủy văn và sinh thái có thể xảy ra trong khoảng thời gian hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn năm tới. Họ phải lên kế hoạch cho tương lai băng hà xa xôi, biến đổi khí hậu, động đất, lũ lụt, biến đổi về dân số con người và động vật, và nhiều yếu tố khác nữa.
Chuyến điền dã tạo cảm hứng cho quyển sách gần đây của tôi, có tên Deep Time Reckoning (Nhận thức Chiều sâu Thời gian), mô tả các chiến lược để có hình dung rõ nét hơn về thế giới tiềm năng trong tương lai.
Dựa trên tri thức của những chuyên gia người Phần Lan và nhiều tri thức khác, mục đích của tôi là đem lại hướng dẫn thực tiễn về chủ nghĩa dài hạn.
Các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu về Tình huống An toàn của Phần Lan phát triển nhiều phương pháp để dự đoán số phận của kho trữ chất thải Olkiluoto trong thời gian dài hạn.
Họ tạo ra các mô hình định lượng trên máy tính về biến đổi địa chất và sinh thái trong hàng triệu năm tới. Họ phát triển các báo cáo kỹ thuật về các thí nghiệm với sức mạnh máy móc thử nghiệm với các hộp đựng chất thải hạt nhân bằng đồng. Họ viết ra các tình huống mô tả tình trạng tương lai của các thành phần trong kho chất thải.
Điều thú vị là một trong những kỹ thuật của họ đặc biệt hữu ích giúp giảm thiểu căng thẳng trong kiểu sống ngắn hạn đang tràn lan ở hiện tại. Nó liên quan đến việc tìm hiểu sức mạnh của so sánh tương quan với hình dung về thế giới thật xa trong tương lai.
Tương quan với chiều sâu thời gian
Ban đầu, các chuyên gia về Tình huống An toàn nhận thức rằng họ cần phải ước tính lớp băng ở Phần Lan trong tương lai sẽ ra sao trong và sau Kỷ Băng Hà tới đây. Những sự kiện như vậy có thể làm vỡ kho chứa chất thải.
Vì vậy, họ nghiên cứu một tảng băng khổng lồ gần Kangerlussuaq, Greeland, thu thập dữ liệu về nguồn nước ngầm, băng, và băng vĩnh cửu trong khu vực.
Họ cũng đến thăm Hồ Lappajärvi, một hồ núi lửa hình thành sau khi một tảng thiên thạch rơi xuống Phần Lan khoảng 73 triệu năm trước, để hiểu rõ hơn địa hình quốc gia này sẽ có thể sạt lở ra sao trong các kỷ băng hà sắp tới.
Một vấn đề khác mà họ đối mặt là dự đoán về tương lai của những thùng chứa chất thải hạt nhân bằng đồng, và liệu chúng có bị ăn mòn hay không.
Để thực hiện điều này, họ nghiên cứu một mỏ đồng Mesozoic được tìm thấy trong đá bùn ở Devon, nước Anh.
Đồng được bảo tồn trong 170 triệu năm mà không bị ăn mòn nghiêm trọng. Họ cũng nghiên cứu một khẩu đại bác bằng đồng trên xác chiếc tàu chiến Kronan bị đắm từ thế kỷ 17 của người Thụy Điển, chiếc tàu nằm sâu dưới đáy biển trong gần ba thế kỷ ở vùng biển Baltic và dưới lớp trầm tích.
Tất cả những địa điểm và chất liệu đều là những đại diện thay thế hữu ích trong thời hiện tại cho các sự kiện và quá trình sẽ xảy ra trong tương lai xa xôi.
Tất nhiên, vẫn có giới hạn trong những thông tin mà khẩu đại bác bằng đồng hay đồng trong đá bùn Devon có thể cung cấp cho chúng ta để hiểu về thùng chứa chất thải hạt nhân bằng đồng chôn vùi trong đá granite hàng triệu năm. Nhưng với những chuyên gia Tình huống An toàn, những sự việc tương tự đem lại sự cụ thể từ thế giới thực, ít nhất là rõ nét hơn so với suy đoán suông.
Người ta vẫn không thể đến tương lai xa xôi để xem điều gì sẽ xảy ra ở đó - nhưng bài học là những sự việc tương tự trong chiều sâu thời gian đã từng xảy ra tại đây Trái Đất nếu ta nhìn sâu vào cận cảnh.
Từ khi làm nghiên cứu ở Phần Lan, tôi thường tìm những ví dụ tương tự trong chiều sâu thời gian khi tôi điều chỉnh cuộc sống hàng ngày của mình.
Tôi nhận thấy rằng khi đặt những sự việc tương tự kết hợp với bài tập suy ngẫm đơn giản giúp tôi có thể thoát khỏi áp lực của hiện tại và kéo tâm trí tôi về hướng suy nghĩ dài hạn.
Có thể có ai đó đang chờ bạn ngay ngoài cửa. Mỗi mảnh đất chứa đựng lịch sử địa chất riêng của nó, mà chỉ cần một chút tìm hiểu thông tin xung quanh, ta có thể gợi mở và chuyển đổi thành bài tập giúp ta soi chiếu quá khứ và tương lai xa xôi của Trái Đất.
Mẹo ở đây là thu thập những thông tin và hình ảnh ta đã có trong đầu về địa hình thời hiện tại, và sau đó, tưởng tượng chúng trong tương quan theo thời gian.
Ví dụ như, tôi thích đi bộ qua những quả đồi ở Appalachia. Hàng trăm triệu năm trước, vùng này là nơi có dãy núi cao. Một số người nói độ cao của những ngọn núi nơi đây không thua kém gì dãy Alp, hay dãy Rockie hay Hymalaya ngày nay.
Khi đi bộ, tôi tưởng tượng lại cảnh quan xung quanh mình bằng cách vẽ ra hình ảnh mà tôi từng có trong đầu về những dãy núi cao kia trong thời nay. Tạo ra những tưởng tượng đối sánh về khoảnh khắc "bây giờ" trong khi đi bộ với chiều sâu của tương lai và lịch sử rộng hơn - giúp đem lại sự ước tính sơ nét về chiều sâu thời gian trong nhận thức của tôi về thế giới xung quanh.
Những người sống trong thành phố cũng có thể làm thử như vậy.
Tôi sống vài năm làm việc ở Washington DC. Tôi thường đi bộ qua bốn cây bách trọc, được trồng từ giữa thập niên 1800 ở Quảng trường Lafayette ngay gần Nhà Trắng.
Những cây này phát triển trong vùng từ lâu trước khi các chính trị gia người Mỹ xuất hiện ở nơi đây. Vào năm 1922, các nhóm khai quật dọn dẹp đất nền để xây Khách sạn Mayflower cho thành phố tìm thấy những cây bách hóa thạch chỉ vài mét dưới lòng đất.
Những cây này phát triển khoảng 100.000 năm trước và sống khoảng 1.700 năm tuổi. Vào thời đó, thủ đô của Hoa Kỳ đúng nghĩa là một đầm lầy.
Vậy, khi nhìn vào di vật cổ xưa trong bảo tàng lịch sử, tại sao ta không bắt đầu suy nghĩ về tương quan?
Điều này có thể có nghĩa là tưởng tượng xem đồ gia dụng trong nhà bạn có thể được trưng bày trong bảo tàng lịch sử trong vài ngàn năm tới.
Hoặc là, khi xem một bộ phim tài liệu về khai quật khảo cổ ở một vùng dân cư Tây nam Á thời cổ đại, tại sao ta không tưởng tượng xem liệu Hong Kong, Buenos Aires, London hay Mumbai sẽ ra sao khi các nhà khảo cổ khai quật được chúng trong hàng triệu năm tới?
Tìm kiếm đơn giản trên internet có thể giúp ta thấy quê nhà của mình từng có hệ sinh thái rừng mưa vào thời điểm nào đó trong lịch sử địa chất của vùng đất.
Nếu vậy, bạn có thể thực hiện một bài tập tương quan khi đặt câu hỏi: Những hình ảnh tôi đã có trong đầu? - Chẳng hạn, hình ảnh về rừng Amazon - tôi có thể dùng để tái tưởng tượng về khu vực quanh nơi tôi sống như khi nơi này còn là rừng mưa?
Có thể có những nơi gần đó mà bạn có thể ghé thăm có thể đem lại những bức tranh lớn về khí hậu.
Phòng Dương xỉ ở Khu Bảo tồn Garfield ở Chicago chẳng hạn, giúp khách ghé thăm "thấy được một thoáng của Illinois trong hàng triệu năm trước". Nơi này cũng có một đầm lầy trong nhà chạy dọc theo những cây trồng theo từng nhóm loài có từ thời khủng long.
Sau khi ghé thăm, người Chicago có thể dùng hình ảnh cây dương xỉ để tái tưởng tượng về đường phố của họ trong tương quan với những đầm phá từ thời tiền sử.
Một ví dụ khác là Hành trình Tham quan Quốc gia về Kỷ Băng Hà ở Mỹ ở Wisconsin (US Ice Age National Scenic Trail) tự nhận họ là nơi lưu giữ "những tính chất tốt đẹp nhất từ địa hình thời băng hà", nơi bạn có thể suy ngẫm về quá khứ băng giá trên Trái Đất thông qua những đồi thấp mà băng hà đi qua tạo thành (drumlin), các rãnh dòng chảy cát và sỏi (esker), đồi hình nón (kame), những khối đá khổng lồ trôi theo sông băng (erratic), và các hố nước lớn còn lại sau băng tan (kettle).
Những cách tiếp cận dựa trên khí hậu khác cũng giúp mọi người tưởng tượng được tương lai của họ.
Một cách trong số đó gọi là Tương quan Khí hậu, là một khái niệm do một tổ chức liên chính phủ tên CGIAR (Nhóm tư Vấn về Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế) tạo ra.
CGIAR đã xây dựng một website quan sát lượng mưa và dự đoán khí hậu cho nhiều vùng trên Trái Đất trong tương lai. Sau đó họ tạo ra một đối sánh giữa dự báo và hiện trạng của các khu vực ngày nay bắt đầu thấy xuất hiện tình trạng như vậy.
Ý tưởng cho việc làm này là, chẳng hạn nếu khí hậu của Durban, Nam Phi vào năm 2030 sẽ giống với miền bắc Argentina ngày nay, thì những nông dân trồng bắp ở Châu Phi nên tìm lời khuyên từ các nhà nông trồng bắp ở Nam Mỹ.
Làm sống lại chiều sâu thời gian
Thực hiện bài tập suy nghĩ về chiều sâu thời gian giống như ở Phòng Tình huống An toàn không chỉ giúp ta tưởng tượng về cảnh quan tại nơi mình ở trong hàng thập niên, thế kỷ và thiên niên kỷ.
Nó cũng có thể giúp chúng ta lùi lại một bước từ đời sống hàng ngày - dịch chuyển tâm trí ta đến những nơi chốn và thời gian khác nhau, và cảm thấy trẻ lại khi quay trở về thực tại.
Có nhiều tác dụng cho việc này. Các nhà khoa học về nhận thức cho thấy sự sáng tạo có thể nảy mầm thông qua việc cảm nhận "về điều gì đó mà ta chưa thấy trước đây (nhưng có thể nó đã tồn tại từ trước)".
Các nhà huấn luyện cho công ty đề xuất ta có thể tạm thời ngừng suy nghĩ theo thói quen cũ để trải nghiệm thế giới theo cách mới mẻ và vượt qua sự mắc kẹt trong suy nghĩ.
Suy ngẫm về chiều sâu thời gian có thể giúp có được sự trân trọng sâu sắc với lịch sử và tương lai lâu dài của giống loài và hành tinh chúng ta.
Nhưng nó cũng giúp ta có thể có thể có thêm sức mạnh trong những khoảng thời gian bất ổn và bối rối.
Dành ra vài phút mỗi ngày để suy ngẫm về chiều sâu thời gian có thể giúp ta có thêm những khoảnh khắc kính ngưỡng.
Một nghiên cứu từ Đại học Stanford cho thấy niềm phấn khích này có thể giúp mở rộng cảm giác của ta về thời gian và tăng cường sự khỏe mạnh. Nhà nhân chủng học Barbara King cho biết sự kính ngưỡng có thể giúp "mở rộng tâm trí và trái tim".
Vậy thì thách thức với ta là tự mình khám phá ra những kỹ thuật để có thể đem lại nhận thức kính ngưỡng với chiều sâu thời gian bên trong ta - dù tương lai có dẫn dắt ta đến đâu.
(Theo BBC Future)
* Vincent Ialenti là phó giáo sư nghiên cứu từ Đại học George Washington và là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học British Columbia. Ông là tác giả quyển sách "Nhận thức vê Chiều sâu Thời gian: Suy nghĩ về Tương lai Có thể Giúp gì cho Trái Đất trong Hiện tại" (Nhà xuất bản MIT, 2020).
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn