Cần một Thông tư liên tịch hướng dẫn để không gây phiền phức cho người dân khi thay đổi CMND sang CCCD !

Thứ ba - 16/03/2021 03:12
(TVLMP) – Hơn 10 ngày qua việc cấp đổi từ CMND sang căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử được Bộ Công an tiến hành quyết liệt để đảm bảo kịp tiến độ theo Đề án xây dựng, đến 01/7/2021 cấp được 50 triệu thẻ. Tuy nhiên xung quanh hoạt động này lại đang gây ra cho người dân không ít những tình huống “dở khóc, dở cười” chỉ vì sự thiếu nhất quán giữa các bộ, ngành có chức năng…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ngân hàng nói không khi người dân dùng CCCD đi vay và rút tiền tiết kiệm

Từ 01/01/2016, thời điểm Luật CCCD 2014 có hiệu lực, theo quy định tại khoản 2,3 Điều 38: “CMND đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật”.

Với quy định trên, được hiểu là Bộ Công an vẫn cho phép có ba loại giấy tờ tùy thân được cùng tồn tại, sử dụng bình thường, kể từ sau ngày 01/01/2016, gồm: CMND 9 số (CMND cũ) có thời hạn không vượt quá 15 năm; CMND 12 số (CMND mới) và thẻ CCCD; và các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND. Cơ quan tiếp nhận sẽ tự kiểm tra đối chiếu và lưu lại các giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc xác định nhân thân khi thực hiện các giao dịch. 

Thế nhưng trên thực tế tại thủ đô Hà Nội đã xảy ra các trường hợp: Khi người dân sử dụng thẻ CCCD được cấp mới đến ngân hàng làm thủ tục thế chấp tài sản của mình để vay vốn kinh doanh thì bị nhân viên ngân hàng từ chối thẳng thừng và yêu cầu về cơ quan có thẩm quyền chứng nhận người có số trong CCCD mới và người có số CMND cũ là một người. Tương tự như vậy, ngân hàng cũng từ chối giải quyết khi có người đi rút tiền tiết kiệm, vì thẻ CCCD không trùng khớp với CMND cũ ghi trong sổ tiết kiệm. Một trường hợp khác thì phát hiện mình được cơ quan nơi công tác cấp thêm cho một mã số thuế cá nhân khác do có số CCCD mới, mặc dù theo quy định mỗi người chỉ được cấp 1 mã số thuế theo CCCD hoặc CMND…

Lý do có tình trạng trên, theo giải thích của nhân viên ngân hàng là phải tuân thủ theo quy định của ngân hàng. Điều đó có nghĩa cho đến nay, hệ thống ngân hàng vẫn không có văn bản hướng dẫn thực hiện các thủ tục tín dụng phù hợp theo Luật CCCD 2014 đã có hiệu lực pháp luật.

Ngân hàng từ chối cho vay và rút tiền tiết kiệm khi người dân dùng thẻ CCCD

Người dân vẫn bị làm khó khi chuyển nhượng tài sản vì số CCCD khác với sổ ghi trong sổ đỏ, sổ hồng

Giấy chứng nhận QSDĐ (còn gọi là sổ đỏ), Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNO&TSKGLVĐ (còn gọi là sổ hồng). Quy định người dân được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện kể từ ngày 10/12/2009 cho đến nay.

Liên quan đến Luật CCCD 2014, tại điểm g, khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 do Bộ TNMT ban hành, quy định: “Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy CMND, số thẻ CCCD, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy CMND, số thẻ CCCD, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất”

Được hiểu là, khi người dân được cấp CCCD gắn chip thì không bắt buộc thay đổi thông tin trong sổ đỏ. Nếu không thay đổi cũng không bị hạn chế quyền sở hữu. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số địa phương các cán bộ có chức năng do không cập nhật đầy đủ tinh thần của Thông tư 33 nên nhiều trường hợp khi chuyển nhượng, tặng cho vẫn bị làm khó chỉ vì khi số CCCD đang sử dụng khác với số ghi trong Giấy chứng nhận.

Trước đó, tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Bộ TNMT quy định xác nhận thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân, địa chỉ, trong đó có xác nhận thay đổi về CMND. Thông tư này sau đó đã bị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật “tuýt còi”.


Khi người dân được cấp CCCD gắn chip thì không bắt buộc thay đổi thông tin trong sổ đỏ, sổ hồng. Nếu không thay đổi cũng không bị hạn chế quyền sở hữu.

Thẻ CCCD sẽ thay thế sổ hộ khẩu nhưng sổ hộ khẩu vẫn còn hiệu lực cho đến hết năm 2022

Theo quy định tại Điều 9 và 10 Luật CCCD 2014, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân, do Bộ Công an quản lý. Khi công dân đã sử dụng thẻ CCCD của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối chiếu với các thông tin có trong sổ hộ khẩu thì có thể thấy Cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về dân cư (quy định tại Điều 9) tra cứu theo thẻ căn cước sẽ bao gồm cả các thông tin trong sổ hộ khẩu. Hay nói cách khác, thẻ CCCD hoàn toàn có thể thay thế được sổ hộ khẩu. Theo đó, Luật CCCD 2014 cho phép chậm nhất đến ngày 01/01/2020 sẽ thực hiện thống nhất về việc xuất trình thẻ căn cước thay cho sổ hộ khẩu để chứng minh các thông tin lưu trữ theo số thẻ căn cước.

Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định thẻ CCCD bãi bỏ hay thay thế cho sổ hộ khẩu. Trong khi đó theo điều khoản thi hành được quy định trong luật, kể từ ngày Luật Cư trú sửa đổi 2020 (có hiệu lực thi hành 1/7/2021), sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định cho đến hết ngày 31/12/2022. Trước đó Luật CCCD 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016) cũng mới chỉ thể hiện tinh thần khi công dân đã sử dụng thẻ CCCD của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ khác để chứng minh các thông tin đã có nêu trên.

Ngoài ra, hiện nay có trình trạng một số địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý CCCD, nên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu CCCD chưa thể áp dụng triệt để đảm bảo được tinh thần nêu trên. Trong trường hợp này, Luật CCCD (khoản 2 Điều 9) cho phép cơ quan có chức năng được thu thập, cập nhật từ công dân… Từ những bất cập nêu trên nên không tránh khỏi mỗi nơi có cách vận dụng khác, dẫn tới người dân thắc mắc.


Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật Cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022.

Người nộp thuế chỉ thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với trường hợp thay đổi CMND 9 số

Theo quy định khoản 2, 3 Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019: Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cá nhân và người phụ thuộc thì phải thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi; tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ủy quyền của cá nhân.

Theo hướng dẫn khoản 3 Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế trong trường hợp người nộp thuế thay đổi từ CMND 9 số (trừ CMND 12 số) sang căn cước công dân gắn chíp, thực hiện như sau: 1. Trường hợp nộp qua cơ quan chi trả thu nhập, thủ tục gồm có: Văn bản ủy quyền (đối với trường hợp chưa có văn bản ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập trước đó); Bản sao các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc; Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin thay đổi của cá nhân hoặc người phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 105.

Trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, thủ tục gồm có: Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 105; Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài trong trường hợp thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.


Đối với những trường hợp đổi từ CMND 12 số, CCCD mã vạch sang CCCD gắn chíp thì không phải thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế

Việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại thẻ CCCD chỉ được thực hiện đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 1/2/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật CCCD và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật CCCD, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì cơ quan quản lý CCCD cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại thẻ CCCD đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Đối chiếu với quy định trên, việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại thẻ CCCD chỉ được thực hiện đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. Đối với công dân có hộ khẩu nơi khác nhưng sinh sống và làm việc tại Hà Nội, TP.HCM nếu đã được cấp CCCD mã vạch hoặc CMND 12 số thì có thể đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội hoặc Công an TP.HCM để làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Cũng theo Bộ Công an, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD đã đi vào vận hành thì công dân có thể đến bất kỳ cơ quan quản lý CCCD nào để làm thủ tục cấp CCCD. Trước đó một công dân đã gửi thắc mắc tới Bộ Công an về việc người này có hộ khẩu ở tỉnh Nam Định nhưng sinh sống và làm việc ở Hà Nội thì có làm được thẻ CCCD gắn chíp điện tử tại Hà Nội ?

Thay lời kết

Rõ ràng là những bất cập trên xuất phát từ sự thiếu thống nhất giữa các Bộ, ngành có chức năng liên quan như: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ TNMT, Bộ Tài chính, Ngân hàng... Nguyên nhân rất có thể là do khi xây dựng Đề án, Bộ Công an đã không lường trước được các tình huống phát sinh từ việc thay đổi CMND thành thẻ CCCD.

Vì vậy để Đề án cấp đổi thẻ CCCD được thuận lợi; không gây phiền phức cho công dân khi cấp, đổi CCCD; đảm bảo tiến độ đến 01/7/2021 cấp được 50 triệu thẻ CCCD, Bộ Công an cần chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cùng ngồi lại bàn bạc để thống nhất ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một cách đồng bộ việc cấp, đổi thẻ CCCD trước, trong và sau khi đổi thẻ.
                                                                                                        VŨ LÊ MINH
Cần một Thông tư liên tịch hướng dẫn để không gây phiền phức cho người dân khi thay đổi CMND sang CCCD !

(Pháp lý) – Hơn 10 ngày qua việc cấp đổi từ CMND sang căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử được Bộ Công an tiến hành quyết liệt để đảm bảo kịp tiến độ theo Đề án xây dựng, đến 01/7/2021 cấp được 50 triệu thẻ. Tuy nhiên xung quanh hoạt động này lại đang gây ra cho người dân không ít những tình huống “dở khóc, dở cười” chỉ vì sự thiếu nhất quán giữa các bộ, ngành có chức năng…

Ngân hàng nói không khi người dân dùng CCCD đi vay và rút tiền tiết kiệm

Từ 01/01/2016, thời điểm Luật CCCD 2014 có hiệu lực, theo quy định tại khoản 2,3 Điều 38: “CMND đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật”.

Với quy định trên, được hiểu là Bộ Công an vẫn cho phép có ba loại giấy tờ tùy thân được cùng tồn tại, sử dụng bình thường, kể từ sau ngày 01/01/2016, gồm: CMND 9 số (CMND cũ) có thời hạn không vượt quá 15 năm; CMND 12 số (CMND mới) và thẻ CCCD; và các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND. Cơ quan tiếp nhận sẽ tự kiểm tra đối chiếu và lưu lại các giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc xác định nhân thân khi thực hiện các giao dịch. 

Thế nhưng trên thực tế tại thủ đô Hà Nội đã xảy ra các trường hợp: Khi người dân sử dụng thẻ CCCD được cấp mới đến ngân hàng làm thủ tục thế chấp tài sản của mình để vay vốn kinh doanh thì bị nhân viên ngân hàng từ chối thẳng thừng và yêu cầu về cơ quan có thẩm quyền chứng nhận người có số trong CCCD mới và người có số CMND cũ là một người. Tương tự như vậy, ngân hàng cũng từ chối giải quyết khi có người đi rút tiền tiết kiệm, vì thẻ CCCD không trùng khớp với CMND cũ ghi trong sổ tiết kiệm. Một trường hợp khác thì phát hiện mình được cơ quan nơi công tác cấp thêm cho một mã số thuế cá nhân khác do có số CCCD mới, mặc dù theo quy định mỗi người chỉ được cấp 1 mã số thuế theo CCCD hoặc CMND…

Lý do có tình trạng trên, theo giải thích của nhân viên ngân hàng là phải tuân thủ theo quy định của ngân hàng. Điều đó có nghĩa cho đến nay, hệ thống ngân hàng vẫn không có văn bản hướng dẫn thực hiện các thủ tục tín dụng phù hợp theo Luật CCCD 2014 đã có hiệu lực pháp luật.

Ngân hàng từ chối cho vay và rút tiền tiết kiệm khi người dân dùng thẻ CCCD

Người dân vẫn bị làm khó khi chuyển nhượng tài sản vì số CCCD khác với sổ ghi trong sổ đỏ, sổ hồng

Giấy chứng nhận QSDĐ (còn gọi là sổ đỏ), Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNO&TSKGLVĐ (còn gọi là sổ hồng). Quy định người dân được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện kể từ ngày 10/12/2009 cho đến nay.

Liên quan đến Luật CCCD 2014, tại điểm g, khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 do Bộ TNMT ban hành, quy định: “Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy CMND, số thẻ CCCD, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số Giấy CMND, số thẻ CCCD, địa chỉ trên Giấy chứng nhận đã cấp đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất”

Được hiểu là, khi người dân được cấp CCCD gắn chip thì không bắt buộc thay đổi thông tin trong sổ đỏ. Nếu không thay đổi cũng không bị hạn chế quyền sở hữu. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số địa phương các cán bộ có chức năng do không cập nhật đầy đủ tinh thần của Thông tư 33 nên nhiều trường hợp khi chuyển nhượng, tặng cho vẫn bị làm khó chỉ vì khi số CCCD đang sử dụng khác với số ghi trong Giấy chứng nhận.

Trước đó, tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Bộ TNMT quy định xác nhận thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân, địa chỉ, trong đó có xác nhận thay đổi về CMND. Thông tư này sau đó đã bị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật “tuýt còi”.


Khi người dân được cấp CCCD gắn chip thì không bắt buộc thay đổi thông tin trong sổ đỏ, sổ hồng. Nếu không thay đổi cũng không bị hạn chế quyền sở hữu.

Thẻ CCCD sẽ thay thế sổ hộ khẩu nhưng sổ hộ khẩu vẫn còn hiệu lực cho đến hết năm 2022

Theo quy định tại Điều 9 và 10 Luật CCCD 2014, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân, do Bộ Công an quản lý. Khi công dân đã sử dụng thẻ CCCD của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối chiếu với các thông tin có trong sổ hộ khẩu thì có thể thấy Cơ sở dữ liệu thông tin quốc gia về dân cư (quy định tại Điều 9) tra cứu theo thẻ căn cước sẽ bao gồm cả các thông tin trong sổ hộ khẩu. Hay nói cách khác, thẻ CCCD hoàn toàn có thể thay thế được sổ hộ khẩu. Theo đó, Luật CCCD 2014 cho phép chậm nhất đến ngày 01/01/2020 sẽ thực hiện thống nhất về việc xuất trình thẻ căn cước thay cho sổ hộ khẩu để chứng minh các thông tin lưu trữ theo số thẻ căn cước.

Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định thẻ CCCD bãi bỏ hay thay thế cho sổ hộ khẩu. Trong khi đó theo điều khoản thi hành được quy định trong luật, kể từ ngày Luật Cư trú sửa đổi 2020 (có hiệu lực thi hành 1/7/2021), sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định cho đến hết ngày 31/12/2022. Trước đó Luật CCCD 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016) cũng mới chỉ thể hiện tinh thần khi công dân đã sử dụng thẻ CCCD của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ khác để chứng minh các thông tin đã có nêu trên.

Ngoài ra, hiện nay có trình trạng một số địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý CCCD, nên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu CCCD chưa thể áp dụng triệt để đảm bảo được tinh thần nêu trên. Trong trường hợp này, Luật CCCD (khoản 2 Điều 9) cho phép cơ quan có chức năng được thu thập, cập nhật từ công dân… Từ những bất cập nêu trên nên không tránh khỏi mỗi nơi có cách vận dụng khác, dẫn tới người dân thắc mắc.


Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật Cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022.

Người nộp thuế chỉ thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với trường hợp thay đổi CMND 9 số

Theo quy định khoản 2, 3 Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019: Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.

Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cá nhân và người phụ thuộc thì phải thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi; tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ủy quyền của cá nhân.

Theo hướng dẫn khoản 3 Điều 10 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế trong trường hợp người nộp thuế thay đổi từ CMND 9 số (trừ CMND 12 số) sang căn cước công dân gắn chíp, thực hiện như sau: 1. Trường hợp nộp qua cơ quan chi trả thu nhập, thủ tục gồm có: Văn bản ủy quyền (đối với trường hợp chưa có văn bản ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập trước đó); Bản sao các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc; Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin thay đổi của cá nhân hoặc người phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 105.

Trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, thủ tục gồm có: Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 105; Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài trong trường hợp thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.


Đối với những trường hợp đổi từ CMND 12 số, CCCD mã vạch sang CCCD gắn chíp thì không phải thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế

Việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại thẻ CCCD chỉ được thực hiện đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 1/2/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật CCCD và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật CCCD, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì cơ quan quản lý CCCD cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại thẻ CCCD đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

Đối chiếu với quy định trên, việc tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại thẻ CCCD chỉ được thực hiện đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác. Đối với công dân có hộ khẩu nơi khác nhưng sinh sống và làm việc tại Hà Nội, TP.HCM nếu đã được cấp CCCD mã vạch hoặc CMND 12 số thì có thể đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội hoặc Công an TP.HCM để làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Cũng theo Bộ Công an, khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD đã đi vào vận hành thì công dân có thể đến bất kỳ cơ quan quản lý CCCD nào để làm thủ tục cấp CCCD. Trước đó một công dân đã gửi thắc mắc tới Bộ Công an về việc người này có hộ khẩu ở tỉnh Nam Định nhưng sinh sống và làm việc ở Hà Nội thì có làm được thẻ CCCD gắn chíp điện tử tại Hà Nội ?

Thay lời kết

Rõ ràng là những bất cập trên xuất phát từ sự thiếu thống nhất giữa các Bộ, ngành có chức năng liên quan như: Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ TNMT, Bộ Tài chính, Ngân hàng... Nguyên nhân rất có thể là do khi xây dựng Đề án, Bộ Công an đã không lường trước được các tình huống phát sinh từ việc thay đổi CMND thành thẻ CCCD.

Vì vậy để Đề án cấp đổi thẻ CCCD được thuận lợi; không gây phiền phức cho công dân khi cấp, đổi CCCD; đảm bảo tiến độ đến 01/7/2021 cấp được 50 triệu thẻ CCCD, Bộ Công an cần chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan cùng ngồi lại bàn bạc để thống nhất ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một cách đồng bộ việc cấp, đổi thẻ CCCD trước, trong và sau khi đổi thẻ.
 

Tác giả bài viết: Luật gia Vũ Lê Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây