Đổi tên thẻ căn cước công dân có cần thiết?

Thứ bảy - 10/06/2023 22:37
(Phản biện) - Chính phủ đề nghị đổi tên luật Căn cước công dân thành luật Căn cước, đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước, song nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn sẽ tốn kinh phí và ảnh hưởng tới người dân.
Bộ trưởng Tô Lâm
Bộ trưởng Tô Lâm

Sáng 10.6, Quốc hội thảo luật tổ về luật Căn cước (được đổi tên từ luật Căn cước công dân - CCCD sửa đổi).

Mở rộng thêm đối tượng điều chỉnh

Chính phủ đề nghị đổi tên dự án luật thành luật Căn cước để phù hợp việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật trong việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt đang sinh sống tại VN nhưng chưa xác định được quốc tịch và căn cước điện tử (tài khoản định danh điện tử của công dân VN). Cùng với đó, thông tin thể hiện trên thẻ CCCD cũng được thay đổi từ "CCCD" thành "thẻ căn cước". Quê quán, nơi thường trú cũng được đổi thành nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú…

Dù cơ quan thẩm tra là Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tán thành với đề xuất này, song nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội khi thảo luận tại tổ bày tỏ không đồng tình. ĐB Nguyễn Thị Hồng Hạnh (đoàn TP.HCM) góp ý cần giữ tên cũ là CCCD.

"Trong tờ trình, Chính phủ cũng chưa đưa ra lý do thuyết phục để sửa đổi thông tin này. Tôi cho rằng, nên giữ tên CCCD và không nên sửa nhiều lần ảnh hưởng đến người dân, tốn kinh phí", ĐB Hạnh nói.

ĐB Nguyễn Minh Đức (đoàn TP.HCM), Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, giải thích việc lấy tên "căn cước" là nhằm mở rộng thêm đối tượng điều chỉnh là người gốc Việt nhưng chưa có quốc tịch, còn tên gọi "CCCD" chỉ giới hạn là công dân có quốc tịch VN.

Cho biết việc đổi tên luật thành luật Căn cước cũng còn ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói có đề nghị vẫn giữ tên luật là luật CCCD, việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho một số nhỏ người gốc Việt nói trên thì có thể đưa vào điều khoản thi hành.

"Những người đó chẳng hạn được cấp thẻ căn cước với mẫu và quy trình giống như cấp thẻ CCCD, nhưng họ có phải công dân của mình đâu. Chữ công dân có ý nghĩa thiêng liêng của nó", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và cho rằng giải pháp này sẽ giúp không cần đổi tên luật hay đổi thiết kế thẻ từ CCCD sang căn cước.

Đề xuất mới tại dự thảo luật là cấp thẻ CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi theo nhu cầu cũng nhận được nhiều quan tâm thảo luận của ĐB Quốc hội. ĐB Văn Thị Bạch Tuyết (đoàn TP.HCM) đồng tình và cho rằng qua đó giúp người dưới 14 tuổi thuận tiện hơn trong các giao dịch dân sự, giải quyết vấn đề vướng mắc trong việc cấp mã số định danh cho nhóm này. 

Bộ trưởng Tô Lâm: Không có chuyện “cấp thẻ căn cước khiến công dân bị theo dõi”

Cũng chia sẻ tại thảo luận tổ, đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an, đánh giá việc quản lý Cơ sở dữ liệu dân cư và cấp CCCD sẽ tạo nhiều thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và đông đảo những người yếu thế "bị bỏ lại phía sau". Việc cấp thẻ căn cước cho trẻ em dưới 14 tuổi sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các giao dịch dân sự của đối tượng này.

"Trước đây, giấy khai sinh là giấy tờ duy nhất chứng minh để lên máy bay, nảy sinh nhiều chuyện dở khóc, dở cười là mượn giấy khai sinh, khai mất giấy khai sinh để lên máy bay... Vừa rồi, chúng tôi làm với ngành giáo dục vô cùng thuận lợi cho các cháu đi thi", Bộ trưởng Tô Lâm cho hay.

Với đối tượng người gốc Việt đang cư trú tại VN, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết họ được xã hội thừa nhận, có quyền giao dịch thì phải có giấy tờ. "Họ không có quốc tịch, hộ chiếu, không có chứng minh hay căn cước. Chúng tôi cấp giấy chứng nhận căn cước cho họ. Người nước ngoài nếu nhập tịch sống lâu dài tại VN cũng được cấp căn cước", ông Lâm thông tin.

Theo https://thanhnien.vn/doi-ten-the-can-cuoc-cong-dan-co-can-thiet-185230611011133707.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây