Cụ thể, số tiền đóng BHYT đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã = 1.390.000 x 4,5% = 62.550 đồng/tháng.
Số tiền đóng BHYT đối với các đối tượng khác hưởng tiền lương do Nhà nước quy định = (Lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng) x 4.5%.
Số tiền đóng BHXH đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã = 1.390.000 x 8% = 111.200 đồng/tháng.
Số tiền đóng BHXH đối với các đối tượng khác hưởng tiền lương do Nhà nước quy định = (Lương + các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng) x 8%.
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Số tiền tối đa đóng BHXH đối với người lao động, người hưởng tiền lương do Nhà nước quy định = 1.390.000 x 20 x 8% = 2.224.000 đồng/tháng.
Việc tăng lương cơ sở cũng giúp quyền lợi và mức hưởng BHYT của chủ thẻ được gia tăng theo. Số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm tài chính làm căn cứ để cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm (6 tháng lương cơ sở) điều chỉnh tăng từ 7,8 triệu đồng lên 8,34 triệu đồng.
Chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (điều chỉnh tăng từ 195.000 đồng lên 208.500 đồng). Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dich vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở (điều chỉnh tăng từ 58,5 triệu đồng lên 62,55 triệu đồng).
Riêng với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn là 1.300.000 đồng/tháng (bằng lương cơ sở).
Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp tiền lương tháng của các đối tượng nêu trên cao hơn 26.000.000 đồng (20 lần mức lương cơ sở) thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 26.000.000 đồng.
Nguồn tin: Theo K.Linh (Người Lao Động)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn