“Sắp tới lương tăng không nhiều, số tiền đóng thêm cho BHYT cũng không đáng kể nên cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của người dân, hơn nữa các chi phí khám chữa bệnh lại được chi trả tăng thêm thì người bệnh sẽ không sợ thiệt”, chị Nguyễn Lan Hương (Đống Đa, Hà Nội) cho biết.
Theo quy định, từ ngày 1/7 tới, mức đóng BHYT sẽ tăng thêm với một số đối tượng hưởng lương theo mức lương cơ sở tăng từ 1,3 triệu lên 1.39 triệu, các đối tượng gồm: Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; người hưởng lương theo chế độ nhà nước quy định, người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cụ thể, số tiền đóng BHYT đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường là 62.550 đồng/tháng. Đối với các đối tượng khác hưởng tiền lương do Nhà nước quy định sẽ tính bằng 4,5% tổng tiền lương và các khoản phụ cấp tính theo lương cơ sở.
Việc tăng lương cơ sở cũng giúp quyền lợi và mức hưởng BHYT của chủ thẻ tham gia BHYT được tăng theo. Với chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 195.000 đồng lên 208.500 đồng. Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dich vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 58,5 triệu đồng lên 62,55 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bộ Y tế, mức đóng BHYT như hiện nay còn thấp, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bội chi Quỹ BHYT như thời gian qua, vì chưa phù hợp với chi phí khám chữa bệnh. Hiện mức đóng 4,5% lương cơ bản mới chỉ phù hợp với giá dịch vụ y tế tính chi phí trực tiếp, chưa có tiền lương. Khi xây dựng và ban hành Luật BHYT, Bộ cũng đã tính toán và dự báo mức đóng phải là 6% lương thì mới phù hợp với mức giá tính đủ chi phí.Hiện nay do chưa điều chỉnh mức đóng BHYT nên để bảo đảm cân đối Quỹ BHYT, Bộ Y tế đã đồng thuận điều chỉnh một số mức giá khám bệnh và một số dịch vụ như: Chiếu, chụp,chẩn đoán, siêu âm, nội soi… do công suất tăng, một số xét nghiệm có chi phí vật tư giảm do đấu thầu.
Nguồn tin: TN/Báo Tin tức
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn