Trong khi đó, dựa trên số liệu về chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế do Tổng cục Thống kê công bố của các năm 2019, 2020 và ước thực hiện năm 2021 thì mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của 3 năm là 10,35%.
Như vậy nếu chỉ tăng 11% vào thời điểm 1.1.2022 thì giá trị đồng tiền nhận được thực tế sau khi trừ trượt giá là không đáng kể (chỉ 0,65%)
Bộ LĐTBXH lý giải trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và Chính phủ cần ưu tiên tập trung nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống dịch bệnh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất mức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng với tỷ lệ tăng thêm 11% thay vì 15% như cách đây vài tháng.
Chính vì khoản 11% không cải thiện được mức sống là bao nhiêu nên khoản này, đáng lẽ phải gọi là “bù trượt giá” vào lương hưu, bởi yếu tố “tăng” ở đây là không thực chất.
Bởi vì “bù trượt giá” khi giá cả tăng tác động lên tất cả những người hưởng lương thì đã có ý kiến cho rằng: Thay vì phương án tăng theo %, Bộ LĐTBXH cần tính phương án theo giá trị tuyệt đối theo tỉ lệ trên một mức lương hưu bình quân.
Chẳng hạn, lương hưu bình quân hiện nay là 5 triệu/tháng thì lấy mức 15%, tương đương 750.000 đồng tăng cho tất cả những người hưởng lương hưu hiện nay (thay vì những người có lương hưu 2.500.000 chỉ nhận khoản tăng từ 200.000 đồng đến 260.000 đồng)
Việc này sẽ có ưu điểm là tránh được những người lương thấp được tăng lương quá ít, trong khi những người đang hưởng lương cao lại tiếp tục cao thêm nhiều hơn. Khi đó, khoảng cách chênh lệch lương hưu ngày càng nới rộng, những người đang có mức lương hưu thấp lại càng khó khăn hơn. Đồng thời cũng nhằm đảm bảo sự hài hòa, công bằng hơn giữa những người về hưu, tham gia bảo hiểm xã hội.
Nguồn https://laodong.vn/ban-doc/luong-huu-chi-tang-11-la-khong-thuyet-phuc-946113.ldo
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn