Bản viết tay Voynich
Được mệnh danh là bản viết tay bí ẩn nhất trong lịch sử loài người, cuốn sách này được viết bằng một hệ chữ cái bí ẩn trên da bò. Nội dung nói về những loài thực vật bí ẩn, những bảng thiên văn và một chiếc bồn tắm nhỏ chứa những người khỏa thân tí hon.
Các chuyên gia giải mã, các nhà toán học và các nhà ngôn ngữ học đều “bó tay” trước cuốn sách bí ẩn này. Tuy nhiên, một số học giả cho rằng cuốn sách được viết vào khoảng những năm 1404-1438, thời kỳ Trung Cổ. Tên của cuốn sách được đặt theo tên của nhà buôn sách cũ Wilfrid Voynich, người đã mua cuốn sách tại Italia năm 1912.
Bản hướng dẫn ma thuật quỷ dữ Munich
Còn được biết đến với cái tên bản hướng dẫn của Necromancer, tài liệu này thuộc sở hữu của một nhà ảo thuật người Đức vào thế kỷ 15. Ông mong muốn tạo ra một tư liệu nguyên bản để chiêu hồn quỷ dữ.
Bản hướng dẫn này bao gồm 3 phương pháp chính thường xuất hiện trong các sách ma thuật là: tạo ảo giác, liệu pháp tâm lý và phép phân ly. Phương pháp đầu tiên tạo ra các ảo giác hình lâu đài hoặc đoàn quân bằng cách thôi miên đối tượng. Liệu pháp tâm lý tác động vào cảm xúc hoặc dùng quyền lực chính trị tác động đối tượng. Phương pháp phân ly dùng để thu thập thông tin từ quá khứ hoặc tương lai.
Bản hướng dẫn Munich chứa những đoạn miêu tả sự hiến tế các sinh vật huyền thoại. Tuy nhiên, điều kỳ lạ nhất là cuốn sách không hề nhắc tới những huyền thoại về thiên thần mà chỉ tập trung vào ma thuật đen và miêu tả các lễ trừ quỷ cổ điển.
Codex Seraphinianus
Đây được coi là cuốn sách kỳ bí nhất mọi thời đại và tác giả Luigi Serafini mới đây vừa phát hành một phiên bản mới của nó. Cuốn sách được viết từ những năm 1970 và có cấu trúc tương tự như bản viết tay Voynich. Sự khó hiểu, phi cú pháp cũng như sự đam mê những loài động thực vật kỳ lạ được khắc họa trong cuốn sách: cuốn sách chứa “những chiếc xe tải có đầu người, các xương được ghép vào những cơ thể mới và những loài động vật kỳ quái không tồn tại”.
Cuốn sách được xuất bản vào đầu những năm 80 và ngay lập tức trở nên nổi tiếng và nhận được sự quan tâm của độc giả trên thế giới.
Heptameron
Tác giả cuốn sách, Pietro d'Abano, là một tù nhân mắc tội Dị giáo (vô thần) đã qua đời trong tù. Ông tin vào một thứ gọi là ma thuật hành tinh mà con người có thể dùng để triệu tập các thiên thần 7 ngày trong một tuần. Việc một người đàn ông bị tống ngục vì vô thần trong khi vẫn say mê viết những câu chuyện về sức mạnh siêu nhiên ngoài vũ trụ cũng gây khá nhiều mâu thuẫn trong dư luận.
Bản ghi chép của người điên
Cuốn sách này không chứa các nội dung tà thuật. Được viết bởi G. Bacon Mackenzie, giám đốc y tế tại trại tị nạn Fulbourn gần Cambridge - Anh, cuốn sách chứa các sơ đồ phức tạp của một bệnh nhân trong trại gồm đầy những bản vẽ và dòng chữ phức tạp, khó hiểu. Khi được yêu cầu giải thích và từ bỏ cách viết khó hiểu trong sách, bệnh nhân này đã trình bày hàng loạt suy nghĩ vô cùng trừu tượng. Sau cùng, ông ta đã tự vẫn bằng cách nhảy xuống sông.
Picatrix
Cuốn sách viết về ma thuật Ả Rập huyền diệu ở thế kỷ 11 này chứa đựng khá nhiều nội dung kỳ lạ thú vị như “làm sai để đầu độc người khác trong giấc ngủ hoặc bằng một ánh mắt” hay làm thế nào để chiếm hữu được tình yêu của người khác, vượt ngục và chữa lành vết bọ cạp cắn. Cuốn sách cũng miêu tả về một loại “kẹo” đặc biệt làm từ máu, não và nước tiểu người.
Cuốn sách Oera Linda
Tư liệu này được cho là chứa trí thông minh cổ đại từ 4000 năm trước, bao gồm các bài giảng từ lục địa Atlantis huyền thoại và được coi là “bảo bối” của các sĩ quan Đức quốc xã với nhiều nội dung ghê rợn. Thậm chí nó còn được mệnh danh là “Kinh thánh của Himmler”.
Sách Oera Linda là một bản thảo gây tranh cãi bao gồm lịch sử, chủ đề thần thoại và tôn giáo Frisian, lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng là thế kỉ 19. Các chủ đề xuyên suốt Sách Oera Linda bao gồm các vấn đề dân tộc, chế độ mẫu hệ, và thần thoại.
Câu chuyện về những cô gái Vivian
Là một ví dụ điển hình của trường phái hội họa lập dị cuốn sách này được tác giả người Mỹ Henry Danger và được phát hiện sau khi ông qua đời vào năm 1973.
15.145 trang của cuốn sách là câu chuyện về những cô gái Vivian sống trong vương quốc vô thực, tham gia vào cuộc chiến tranh Glandeco - Angelinian bắt nguồn từ sự nổi dậy của những nô lệ trẻ em.
Cuốn sách có chứa rất nhiều tranh minh họa đẹp mắt, từ những thảm hoa đẹp rực rỡ cho đến những cảnh tra tấn trẻ em. Một điều lạ là Darger thường vẽ những nhân vật nữ của ông với một dương vật nhỏ.
Cuốn sách Rồng đỏ
Được phát hiện trong hầm mộ của vua Solomon những năm 1750, cuốn sách Rồng đỏ/Tin vui từ quỷ Satan ra đời vào năm 1520 sau Công Nguyên. Sách được viết bằng tiếng Do Thái và cả tiếng Aram.
Cuốn sách gồm 4 phần này do nhà thờ Công giáo La Mã sở hữu và được lưu giữ trong tòa thánh Vatican một cách bí mật không cho công chúng tiếp xúc. Tác giả cuốn sách được cho là Horonius, một người Ai Cập sống tại Thebes bị quỷ ám. Cuốn sách trình bày những bằng chứng chiêu hồn quỷ Satan cũng như việc các Giáo hoàng mới sẽ dần dần bị Quỷ dữ nắm giữ linh hồn. Ngày nay cuốn sách vẫn được những người mê tà thuật sử dụng. Người ta đồn rằng nó không hề bắt lửa.
Bộ luật Rohonc (The Rohonc Codex)
Bộ luật Rohonc (The Rohonc Codex) là một trong những cuốn sách cổ nổi tiếng thế giới ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Nguyên do là vì nội dung cuốn sách được trình bày từ phải sang trái với những ký hiệu kỳ bí cùng các vòng tròn và ký tự thẳng khó giải.
Xuất hiện vào thế kỷ 19, cuốn sách cổ xưa này được Bá tước Batthyány tặng cho Viện Hàn lâm Khoa học Hungary. Theo các chuyên gia, Bộ luật Rohonc được viết bằng một loại ngôn ngữ cổ xưa của nhân loại và được mã hóa thông điệp. Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể giải mã nội dung bí ẩn của cuốn sách này.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn