Nỗi oan kéo dài 14 năm, với nhiều lần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, phải tạm đình chỉ điều tra giải quyết vụ án tới 6 năm (từ 2010 – 2016), rồi lại phục hồi điều tra và thay đổi tội danh từ “Tham ô tài sản”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đến “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”, nay đã được kết lại bằng một bản án hình sự sơ thẩm gây oan sai cho các bị cáo. Bản án này khiến những người tham dự phiên tòa hoàn toàn bất ngờ.
Nổ mìn mở đường Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN
Không chứng minh được thiệt hại, vẫn kết tội
Vụ án bắt đầu từ việc kỹ sư chỉ huy nổ mìn Bùi Hải Nhân không chịu thi công theo “Phương án đặc biệt” của ông Đỗ Đức Khoa trên đoạn đường km 334- km 344, đã được duyệt là “nổ nhỏ, có tấm che chắn” mà tự mày mò sáng tạo thành một “phương án đặc biệt” thứ hai là “nổ om có ít tấm che chắn”, nhưng chi phí cho việc xeo cạy, bốc xúc, vận chuyển đá cao hơn. Cả hai phương án đều sử dụng kíp phi điện. Lý do để Nhân làm việc này chỉ là vì “Phương án đặc biệt’ được duyệt, qua nổ thử vẫn không bảo đảm tuyệt đối an toàn cho đường dây 500 Kv và không bảo đảm đúng tiến độ thi công trên địa hình núi cao, hiểm trở. Lo cho trách nhiệm chỉ huy nổ mìn trên công trường, Bùi hải Nhân đã tự mình thi công theo phương án của mình và kết quả là công trình được hoàn thành trước kế hoạch, đường dây 500 Kv được an toàn, không để bất kỳ một hậu quả nào xảy ra, bảo đảm được tiến độ thi công. Con đường Hồ Chí Minh đã được xây dựng hoàn thành và trở thành đường giao thông huyết mạch suốt 16 năm qua của khu vực Tây Nguyên.
Tuy nhiên, khi thi công theo phương án nổ mìn của mình, Bùi Hải Nhân lại không báo cáo cơ quan có thẩm quyền mà âm thầm làm, vì lý do Nhân khai nếu báo cáo thì chưa chắc đã được chấp nhận hoặc nếu có được chấp nhận thì phải theo một thủ tục mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Vì thế, để đối phó với việc thanh kiểm tra của Cơ quan giám sát an toàn giao thông, Nhân đã làm lại toàn bộ hộ chiếu nổ mìn theo phương án được duyệt nhằm mục đích giấu việc thi công theo phương án của mình.
Hành vi của Bùi Hải Nhân được đánh giá là: Làm lại hộ chiếu nổ mìn để đưa vào hồ sơ thanh toán nhằm hưởng tiền chênh lệch giữa “đơn giá nổ mìn đặc biệt” với “đơn giá nổ mìn thông thường”, có dấu hiệu của tội “Tham ô tài sản”, rồi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và cuối cùng là “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Nhưng, quá trình điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố đã không chứng minh được thiệt hại xảy ra. Trong khi đó, theo ý kiến của Ban quản lý đường Hồ Chí Minh, các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều thống nhất khẳng định rằng không có thiệt hại xảy ra vì công trình xây dựng đoạn đường km 334- 344 trong đó có hạng mục nổ mìn phá đá cho đến nay vẫn chưa quyết toán, mọi hoạt động thanh toán trong vụ án này mới chỉ là tạm tính. Cho dù công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng được 16 năm nay nhưng số tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho phía nhà thầu mới đạt 56% tổng giá trị khối lượng công trình đã hoàn công. Hiện Nhà nước còn giữ lại của đơn vị thi công là Công ty Thanh Nam một số tiền lớn, chưa thanh toán do vụ án bị khởi tố điều tra, đến nay đã hơn 16 năm. Nếu quá trình tạm thanh toán có gì vướng mắc giữa nhà thầu với chủ đầu tư thì hai bên sẽ tính toán cân đối lại để xác định khoản tiền mà chủ đầu tư phải thanh toán nốt cho nhà thầu.
Hơn nữa, việc thanh toán chỉ căn cứ vào khối lượng, chất lượng được nghiệm thu với đơn giá được duyệt, chứ không căn cứ vào hộ chiếu nổ mìn và hóa đơn đầu vào của đơn vị thi công như đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng.
Hồ sơ vụ án cho thấy chỉ riêng thanh toán hạng mục nổ mìn phá đá giữa chủ đầu tư là BQLDA đường Hồ Chí Minh với Tổng công ty 6 là:
Khối lượng công trình đã hoàn thành 144.737m3 đá, nếu thanh toán toàn bộ thì tổng giá trị thanh toán làm tròn phải là 28 tỷ đồng. Nhưng với khối lượng này thì mới được Bộ GTVT duyệt thanh toán 70% khối lượng tương ứng với 101.000m3 số tiền duyệt thanh toán là 17.284.150.748 đồng. Nhưng tại thời điểm thanh toán BQLDA đường Hồ Chí Minh mới chỉ phê duyệt thanh toán 80% khối lượng tương ứng với 81.000m3 quy ra tiền là 14.252.406.000 đồng - còn phải thanh toán 44% khối lượng với số tiền gần 14 tỷ nữa chủ đầu tư còn đang giữ lại chưa thanh toán cho nhà thầu.
Cơ quan tiến hành tố tụng không chấp nhận lời giải trình đó của Ban quản lý đường Hồ Chí Minh và các bị cáo!
Về thiệt hại của vụ án, Bản cáo trạng số 85/VKSTC-V5 ngày 27/11/2017 của VKSNDTC xác định:
"Quá trình điều tra lại vụ án, CQCSĐT Bộ Công an đã có Quyết định số 01/C15/P10 ngày 14/10/2009, trưng cầu giám định Viện khoa học và công nghệ - Bộ GTVT và Quyết định số 01/C46/P10 ngày 13/4/2016, trưng cầu giám định viên Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT giám định giá trị thực tế hạng mục nổ mìn phá đá gần đường dây 500KV để có căn cứ xác định hậu quả vụ án. Ngày 30/11/2010, Viện Khoa học hình sự và công nghệ giao thông vận tải Bộ GTVT có Kết luận giám định; Ngày 21/11/2016, Tổ giám định viên liên ngành Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ GTVT có kết luận giám định nhưng cả 2 bản Kết luận giám định nêu trên đều xác định không có căn cứ và yếu tố để làm cơ sở xác định chính xác giá trị thực tế hạng mục nổ mìn phá đá nền đường dây 500KV của Tổng công ty 6, Công ty 621".
"Để đảm bảo khách quan trong việc xác định giá trị thanh toán, đối với hạng mục nổ mìn phá đá trên theo đúng quy định của pháp luật ngày 15/6/2017, Cơ quan CSĐT Bộ Công an có Văn bản số 1892/C46-P10 đề nghị Bộ Tài chính cho biết: Việc Tổng công ty 6, Công ty 621 không thi công theo phương án nổ mìn đặc biệt được phê duyệt, nhưng lập khống hồ sơ theo phương án nổ mìn đặc biệt thì có được thanh toán theo đơn giá nổ mìn đặc biệt được phê duyệt tại công văn số 109/BXD-VKT ngày 22/11/2002 của Bộ Xây dựng hay không?"
Văn bản số 937/BTC-ĐT ngày 14/7/2017 của Bộ Tài chính đã trả lời với 03 nội dung :
1. Với những sai phạm của đơn vị thi công như kết quả điều tra kết luận thì đơn vị thi công không được thanh toán theo đơn giá nổ mìn đặc biệt được Bộ Xây dựng duyệt tại Công văn số 109/BXD-VKT ngày 22/01/2002;
2.Trường hợp khối lượng công việc nhà thầu đã thực hiện hoàn thành theo phương pháp thông thường của hạng mục phá đá nổ mìn đã có đơn giá` định mức của nhà nước thì thì giá trị thanh toán có thể được phép áp dụng thanh toán theo đơn giá định mức của nhà nước.
3. Trường hợp, khối lượng công việc mà nhà thầu đã thực hiện hoàn thành có sự khác biệt với phương án thông thường chưa có trong đơn giá định mức nhà nước quy định thì đơn vị thi công phối hợp với Tổng Công ty 6 căn cứ vào điều kiện thi công và biện pháp khoan nổ mìn cụ thể để trình cấp có thẩm quyền (Bộ Giao thông vận tải) phê duyệt đơn giá để xác định giá trị thanh toán. Tuy nhiên, đơn giá định mức này phải bảo đảm không vượt đơn giá định mức được Bộ Xây dựng duyệt tại Văn bản số 109/BXD-VKT ngày 22/01/2002”.
Thế nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không dừng lại mà tiếp tục cố gắng gượng buộc tội các bị cáo bằng một suy diễn hết sức chủ quan như sau:
"Tuy nhiên, Cơ quan điều tra đã thu thập xác minh và thấy rằng Công ty 621 không có tài liệu phương án thi công thực tế, hộ chiếu nổ mìn thực tế Bùi Hải Nhân đã hủy nên các giám định viên không có căn cứ để giám định hạng mục công trình này vì vậy không thể áp dụng nội dung thứ 3 nêu trên của Bộ Tài chính. Do đó căn cứ để xác định giá trị hạng mục nổ mìn đã thi công được hưởng là giá trị dự toán đã được BQLDA duyệt theo đơn giá nổ mìn thông thường là 5.724.709.020 đồng (đã trừ 5% tỷ lệ tiết kiệm), tính thêm 3% hưởng theo thông báo số 170 ngày 12/9/2005 của Chính phủ quy định tỷ lệ tiết kiệm 2% thì số tiền này là 5.905.489.335,78 đồng". Để rồi theo cách tư duy này mà tính ra giá trị của cái gọi là thiệt hại là 8.346.916.664,22 đồng dựa trên phép trừ số học lấy số tiền đã thanh toán 14.252,406.000 đồng trừ đi số tiền ứng với chi phí cho việc nổ mìn phá đá theo phương pháp thông thường.
Việc Cơ quan tiến hành tố tụng tự mình đánh giá phương án nổ mìn của Bùi Hải Nhân là “Phương án thông thường” để áp dụng tính toán thiệt hại trong vụ án này là đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “Suy đoán vô tội” quy định tại Điều 13 Bộ luật TTHS 2015.
Quá trình xét hỏi tại phiên tòa, trong Lời luận tội, đại diện VKS đã hủy bỏ cách tính toán thiệt hại nói trên và lấy một Văn bản số 396A/VKST5 ngày 12/6/2008 (Văn bản từ 10 năm trước) của hai cá nhân công tác tại Viện Kinh tế Bộ Xây dựng để tính toán lại giá trị thiệt hại chỉ còn 3,6 tỷ đồng (số tròn). Cách tính này cũng hết sức vô lý, vì Văn bản số 396A nói trên đã bị bản án hình sự phúc thẩm số 397/2009/HSPT ngày 22/7/2009 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng đã bác bỏ giá trị của nó, vì lý do :
- Văn bản 396A lại dựa trên Biên bản nghiệm thu đề ngày 11/3/2004 là văn bản do Điều tra viên tự tổ chức yêu cầu một số cá nhân tham gia, sau 18 tháng kể từ ngày các bên lập Biên bản nghiệm thu chính thức. Biên bản này đã không được các pháp nhân thừa nhận, không đóng dấu pháp nhân nên bản thân nó không có giá trị pháp lý. Bản giám định số 396A/VKT5 ngày 12/6/2008 của Viện kinh tế Bộ Xây dựng giám định dựa vào Biên bản này thì không có giá trị pháp lý.
- Người thực hiện việc giám định không phải là giám định viên, nên không có thẩm quyền kết luận giám định.
- Văn bản này có nhiều sai lệch về số liệu và hình thức thi công, không đúng với thực tế.
- Nội dung văn bản số 396A/VKT5 ngày 12/6/2008 của Viện kinh tế Bộ Xây dựng có nêu rõ kết quả đưa ra mới là tạm tính nên chỉ sử dụng để tham khảo, không thể sử dụng nó là chứng cứ hợp pháp nhằm buộc tội các bị cáo.
Việc xác định lại giá trị thiệt hại này rõ ràng là đã phủ nhận toàn bộ thành quả suốt 10 năm trời cơ quan tiến hành tố tụng vất vả điều tra lại vụ án, truy tìm các chứng cứ nhằm buộc tội cho các bị cáo. Biến cả 10 năm làm việc của cơ quan tiến hành tố tụng trở nên vô nghĩa, không những thế còn để 10 con người ngồi đây cùng với gia đình họ 10 năm trời khắc khoải trông đợi vào công lý. Đưa các căn cứ buộc tội các bị cáo quay trở lại mốc ban đầu mà các căn cứ này đã bị bản án phúc thẩm số 397/2009/HSPT ngày 22/7/2009 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng bác bỏ vì chứng cứ buộc tội không có giá trị pháp lý đã thể hiện sự lúng túng, quyết tâm buộc tội các bị cáo.
Điều nghịch lý ở đây trong vụ án này chủ đầu tư còn đang cầm giữ của nhà thầu gần nửa số tiền phải thanh toán trong suốt 16 năm nay, tiền nằm trong kho bạc nhà nước, nhà nước nắm đằng chuôi, nhà thầu đang chịu thiệt vì số tiền của mình còn đang bị đóng băng suốt 16 năm nay. Chính các bị cáo đang bị thiệt hại về vật chất do thành quả lao động, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu của mình đang bị giam hãm suốt 16 năm, Nhà nước không bị thiệt hại gì khi còn đang giữ tiền của các bị cáo thì làm sao có thể gọi là hành vi của các bị cáo gây thiệt hại về mặt vật chất cho Nhà nước được?
Đường Hồ Chí Minh hôm Nay. Ảnh: Internet
"Hậu quả thiệt hại" của vụ án là gì?
Trải qua 14 năm tính là hơn 5000 ngày kể từ khi xuất hiện vụ án này cho đến nay. Trước phiên tòa là 10 con người, đằng sau mỗi người là một gia đình, một dòng họ nhân lên đến hàng trăm số phận con người phải điêu đứng trước nguy có 10 con người này phải vướng vòng lao lý chỉ vì một vụ án không đáng có và không thể có. Thiệt hại về vật chất của họ tuy lớn vẫn có thể tính được, những thiệt hại về tinh thần của hàng trăm số phận con người bị ảnh hưởng theo vì hệ lụy của vụ án thì không thể tính đếm cho hết. Khi vụ án bị khởi tố, kỹ sư Bùi Hải Nhân còn trong tình trạng độc thân thì bây giờ đã là bố của 3 đứa trẻ. Bị cáo Lê Quang Tứ ra tòa trong khi chỉ trước đó ít ngày đã bị mất đứa con trai duy nhất của mình đến nỗi giữa tòa, ông phải ngửa mặt lên mà kêu rằng : Tôi ra tòa nhiều quá, bây giờ chỉ muốn chết đi để khỏi phải ra tòa nữa (!). Số tiền hàng chục tỷ đồng chưa được thanh toán suốt 16 năm qua, Công ty Thanh Nam là đơn vị bị thiệt hại nặng nề nhất trong vụ án này!
Nghịch lý trong vụ án này là để truy tìm và xác định được mức thiệt hại 8 tỷ đồng, hay 3 tỷ đồng (mà chưa chắc đã đúng) chưa có kết quả nhưng đối chiếu với những thiệt hại vật chất dưới góc độ kinh tế xã hội thì vô cùng lớn, khó có thể tính được, bởi:
Nguồn tin: LSVNO: http://lsvn.vn/ho-so-tu-lieu/binh-luan-an/noi-oan-khuat-14-nam-cua-10-nguoi-trong-vong-to-tung-28910.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn