Minh bạch tài sản cán bộ vẫn chỉ dựa vào lương tâm, sự trung thực của họ

Thứ sáu - 17/02/2017 21:29
(PL News) - Ở một đất nước mà bệnh nói dối, hình thức tràn lan khắp nơi thì việc “muốn xem tài sản người khác” bằng tinh thần tự giác, tự khai có vẻ hơi viển vông
Minh bạch tài sản cán bộ vẫn chỉ dựa vào lương tâm, sự trung thực của họ

 

LTS: Vấn nạn tham nhũng đang là một bài toán lớn tại Việt Nam. Hiện tại, để chống tham nhũng, một trong những phương pháp được áp dụng là kê khai tài sản của cán bộ công chức.

Tuy nhiên, tác giả Trương Khắc Trà cho rằng việc này vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa đủ mạnh để giải quyết vấn đề tham nhũng vì chủ yếu phụ thuộc vào lương tâm và sự 
trung thực của người kê khai.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!


Dồn dập những đại án tham nhũng được đưa ra xét xử như vụ Phạm Công Danh và 9.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Xây dựngTrần Văn LiêmGiang Kim Đạt ở Vinashin…

Liên tiếp những nghi vấn về tài sản khổng lồ của nhiều vị “tai to mặt lớn” đã cho thấy tham nhũng và chống tham nhũng đang ở hai phương trời xa lắm.

Kê khai tài sản của cán bộ công chức là một trong những biện pháp được cho là hữu hiệu để chống tham nhũng, tuy nhiên biện pháp này chưa đủ mạnh để kiềm tỏa tham nhũng trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại. 

Việc kê khai tài sản chủ yếu dựa vào lương tâm, sự trung thực và tính tự giác của người khai. 

Việc kê khai tài sản phụ thuộc vào lương tâm và sự trung thực của người kê khai. (Tranh của họa sĩ Lý Trực Dũng trên Báo Nhân dân)

Nhưng theo một nghiên cứu của Giáo sư Trần Ngọc Thêm và các cộng sự; nói dối là căn bệnh hàng đầu trong 34 tật xấu của người Việt, chiếm đến 81%, để làm nên con số cao ngất ngưởng ấy có nhiều thành phần xã hội, trong đó không loại trừ những bản kê khai tài sản của cán bộ công chức.

Ở một đất nước mà bệnh nói dối, hình thức tràn lan khắp nơi thì việc “muốn xem tài sản người khác” bằng tinh thần tự giác, tự khai có vẻ hơi viển vông, có lẽ vì vậy cho nên mới có con số trong mơ: 

Tính từ đầu năm 2007 đến hết tháng 6/2016, TPHCM chỉ xảy ra 1 trường hợp xác minh việc kê khai tài sản và kết luận kê khai không trung thực” [1].

Nhìn thấy được lỗ hổng này, dự thảo Luật phòng chống tham nhũng được tham vấn bởi Hội Luật gia Việt Nam đã bỏ quy định về kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, thay vào đó bằng kê khai lần đầu và bổ sung.

Nhưng ông Chu Văn Thịnh, Chủ tịch Hội luật gia quận Ba Đình (Hà Nội) cho rằng không nên bỏ kê khai tài sản, thu nhập hàng năm vì đây là “sự thụt lùi của một chế định”.

Theo ông Thịnh, việc kê khai hàng năm có tác dụng như “sáng nào ngủ dậy cũng phải rửa mặt, soi gương”...[2].

…tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp, với những biểu hiện tinh vi, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành; số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện ít, việc thu hồi tài sản kéo dài, đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc, hoài nghi trong xã hội về quyết tâm chống tham nhũng…”Không biết việc “rửa mặt” và “soi gương” như vị Luật sư này nói có làm “sạch” được bao nhiêu “ghèn” nhưng trong các văn bản, cuộc họp lớn đến nhỏ từ Trung ương đến địa phương liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng luôn luôn có câu nôm na kiểu:

Theo lý luận của Triết học Mác, “nội dung” và “hình thức” gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. 

Không có một “hình thức” nào lại không chứa đựng một “nội dung” nhất định, cũng như không có “nội dung” nào lại không tồn tại trong một “hình thức” xác định, “nội dung” nào đòi hỏi “hình thức” đó.

“Nội dung” bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của “nội dung” là biến đổi. 

“Hình thức” là mặt tương đối bền vững của sự vật, khuynh hướng chủ đạo của “hình thức” là ổn định, chậm biến đổi hơn “nội dung”. 

Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ “nội dung” sẽ kéo theo sự biến đổi của “hình thức” cho phù hợp với nó.

Từ lý luận này có thể rõ ra mấy điều:

Thứ nhất: theo lẽ thường “hình thức” và “nội dung” luôn thống nhất với nhau, có nghĩa là nếu không có sự dối trá, qua mặt thì những bản kê khai tài sản luôn phản ánh tình trạng “giàu”, “nghèo” của người khai, khi ấy nó mới có tác dụng “soi gương”, “rửa mặt”. 

Nhưng ở đây không lý tưởng như vậy, những con số quá “ấn tượng” về kê khai tài sản khiến người ta hồ nghi về độ trung thực và thực tế diễn biến của tình hình tham nhũng đã làm cho kê khai tài sản chỉ mà những mảnh giấy cất ngăn tủ. 

Phương pháp luận rút ra ở đây là khi hình thức không phù hợp với nội dung, nội dung không được phản ánh qua hình thức thì sớm muộn điều không hay sẽ xuất hiện. 

Điều không hay đó là gì? Là một loạt các đại án liên quan đến “thụt két” ngân sách nhà nước vừa bị phanh phui.

Tài sản của người kê khai như là “nội dung” luôn luôn biến chuyển, không ít trường hợp tăng theo hình mũi tên thẳng đứng mà những bản kê chỉ là “hình thức”: ngôi nhà, một vài chiếc xe máy… thì rõ ràng không phản ánh được thực tế là người ta đang bòn rút của công để tư lợi cá nhân.Thứ hai: “nội dung” là mặt động, còn “hình thức” bền vững hơn.

Điều này giải thích vì sao cũng kê khai tài sản nhưng khi phát hiện tham nhũng thì lượng tài sản lên đến hàng ngàn hàng vạn lần so với kê khai. 

Bài học rút ra sở đây là không thể và không nên căn cứ vào bản kê khai tài sản để chắc mẩm rằng người khai hoàn toàn trung thực, hay nói cách khác bản kê khai tài sản chỉ có tính chất… tham khảo!

Sự thay đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ “nội dung” nên phải thường xuyên giám sát, thay đổi “hình thức” để có thể bắt kịp. 

Cũng như vậy, tình hình tham nhũng đã diễn biến vô cùng phức tạp, tinh vi nên không thể “ngây ngô” chống nó bằng những bản kê khai tài sản.

Bởi thế nên nội hàm của khái niệm “hình thức” mà ta hay dùng thường ám chỉ cách làm lấy lệ, làm cho có, làm mà không quan tâm đến “nội dung” như thế nào, khi “nội dung” đi tới ngàn dặm mà “hình thức” vẫn lẹt đẹt đâu đây!

Đại án Vinashin chấn động mấy năm trước đang được đưa ra xét xử, qua lời khai của các bị cáo người ta chóng mặt vì những con số hàng trăm nghìn, hàng triệu đô được móc ra, nhét vào dễ như trở bàn tay. 

Rồi những khối tài sản nào đất đai, xe cộ, biệt thự khắp nơi… và những Giang Kim Đạt – Trưởng phòng Kinh doanh, Trần Văn Liêm – Tổng giám đốc, Trần Văn Khương – Kế toán trưởng… chắc chắn đã từng kê khai tài sản!?

Mấy ngày nay thông tin về khối tài sản kếch xù của một vị lãnh đạo Bộ Công thương khiến dư luận quan tâm, đích thân Tổng Bí thư chỉ đạo các cơ quan liên quan vào cuộc làm rõ, sự thể ra sao “hạ hồi phân giải” nhưng được bổ nhiệm qua một loạt vị trí chắc chắn vị này phải kê khai tài sản, chẳng lẽ cổ phiếu, cổ phần không được coi là tài sản!?

Giả định vị này khi quản lý doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, rồi nghiễm nhiên sở hữu một lượng lớn cổ phiếu trong doanh nghiệp đó, khi lên đến Bộ Công thương (Bộ quản lý các doanh nghiệp Nhà nước) làm sao để hoàn toàn công minh chính trực khi mà lợi ích cá nhân luôn đeo bám?

Tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp, với những biểu hiện tinh vi, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành… cho thấy biện pháp kê khai tài sản nói riêng và kế đánh vào sự trung thực, lòng tự trọng xem ra không đáp ứng được yêu cầu.

Nguồn tin: Theo Giáo dục VN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây