(TVLMP) - Trên thực tế, chúng ta thường hay nghe cụm từ “án oan sai” khi nói về các vụ án hình sự gây rúng động trong dư luận xã hội. Trong đó, các bị cáo bị tuyên ở mức án cao nhất nhưng sau đó được minh oan. Theo tôi, việc đồng nhất hai loại “án oan” và “án sai” là một là chưa chính xác bởi lẽ án oan và án sai là hai việc khác nhau.
(TVLMP) - Ths. NGUYỄN HOÀNG VIỆT (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp) - Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung bình luận những quy định về tịch thu tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong mối liên hệ với các quy định của pháp luật dân sự để từ đó thấy được, quyền sở hữu là một trong những quyền năng quan trọng nhất của một cá nhân nhưng không phải là một thứ quyền “tuyệt đối” và quyền sở hữu của công dân luôn gắn liền với một chế độ sở hữu nhất định, trong một khuôn khổ pháp luật nhất định.
ThS. NCS. NGUYỄN THẾ ĐỨC TÂM (Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM) LÊ BẢO KHANH (Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM) - BLDS năm 2015 không đưa ra định nghĩa thế nào là “anh ruột, chị ruột, em ruột.” Trường hợp anh, chị, em cùng cha cùng mẹ hiển nhiên là anh, chị, em ruột. Tuy nhiên, trường hợp anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì có được xem là anh, chị, em ruột hay không? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi trên, nhìn từ quy định của pháp luật qua các thời kỳ và thực tiễn xét xử.
(TVLMP) - Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 có nhiều quy định mới, trong đó có quy định liên quan đến việc Tòa án xem xét, xử lý đơn khởi kiện, giải quyết vụ án dân sự mà người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có mặt tại nơi cư trú. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này và các quy định pháp luật về cư trú tại các Tòa án trong thời gian qua còn chưa có sự thống nhất. Trong phạm vi bài viết, tác giả xin nêu lên một số vướng mắc trong thực tiễn liên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật giải quyết vụ án dân sự khi người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại nơi cư trú trong thời gian qua.
(TVLMPO) - Chế định về thời hiệu là một chế định quan trọng trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, việc nhận thức đúng và áp dụng nghiêm túc, thống nhất về thời hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại, cũng như việc giải quyết bồi thường của cơ quan nhà nước. Do đó, việc nhận thức đúng, áp dụng pháp luật thống nhất về thời hiệu, cách tính thời hiệu và các quy định liên quan đến thời hiệu là cần thiết.
Tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến ngày một phức tạp kéo theo không ít những trở ngại cho các hoạt động kinh tế thông thường. Trong các mối quan hệ kinh tế, lao động được thiết lập bằng hợp đồng, thì việc vận dụng những quy định của pháp luật để thỏa thuận nhằm chia sẻ khó khăn, sửa đổi những điều khoản của hợp đồng, hưởng miễn trừ trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng sẽ là những kinh nghiệm pháp lý cần thiết cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay…
Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN) vừa ban hành văn bản gửi Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị về việc “Đề xuất các bản án, quyết định của tòa án làm nguồn để phát triển án lệ”.
Trong nhiều nội dung trọng tâm của Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2019” do VCCI công bố hồi cuối năm 2019, trong đó có nội dung về thực trạng cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh (ĐKKD) bị chùng xuống, không còn những “đợt sóng lớn” so với năm 2018. Điều đó đồng nghĩa quyền tự do kinh doanh của DN vẫn còn rào cản, bỡi mục tiêu cắt giảm ĐKKD mà Chính phủ đặt ra chỉ mới đi được hơn nửa chặng đường. Bài viết sẽ góp phần lý giải một phần nguyên nhân đó và đề xuất giải pháp tháo gỡ ?
ThS. BÙI AI GIÔN ( TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - Xác định đúng tư cách đương sự trong vụ án dân sự có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong đó, tranh chấp có một bên đương sự cơ sở tôn giáo như Chùa thì việc xác định đúng tư cách của Chùa có tư cách pháp nhân hay không, có ý nghĩa quan trọng để áp dụng pháp luật cho đúng và thống nhất.
Bất chấp những khó khăn, thách thức, năm 2019, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, năng suất nâng cao, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế đã được khẳng định. Theo các chuyên gia kinh tế, đó là nhờ trong thời gian qua, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong cải cách về thể chế và môi trường kinh doanh…
Bài viết của Luật gia Lê Văn Trung -
Việt Nam đã chính thức trở thành là nước đang phát triển đầu tiên ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU - một thị trường khó tính với những chuẩn mực cao nhất trên thế giới, sau khi Nghị viện Châu Âu chính thức thông qua Hiệp định EVFTA hôm 12/2. Một lần nữa trên phạm vi toàn cầu, vai trò và vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam tiếp tục được khẳng định.