Công bố chấn động từ NASA: Mặt trăng sao Thổ có thể tồn tại sự sống

Thứ năm - 13/04/2017 20:41
(PL News) - Các nhà khoa học tin rằng ẩn sau bề ngoài như một vùng đất bỏ hoang lạnh giá, Mặt Trăng của sao Thổ - Enceladus có thể trở thành một địa điểm tồn tại sự sống.
Lớp vật chất phun từ trong lòng mặt trăng Enceladus thông qua vết nứt trên mặt băng.
Lớp vật chất phun từ trong lòng mặt trăng Enceladus thông qua vết nứt trên mặt băng.
Theo tờ Telegraph, buổi họp báo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tổ chức lúc 1h sáng ngày 14/4 (giờ Việt Nam) đã tiết lộ những thông tin quan trọng về một địa điểm có thể tồn tại sự sống ngay trong Hệ Mặt trời. Phát biểu khai mạc cuộc họp báo, ông Thomas Zurbuchen, Quản lý Ban sứ mệnh khoa học của NASA, cho biết qua buổi họp báo này, chuyên gia NASA công bố về sự sống ngoài Trái đất có thể phát triển trên Enceladus.

NASA đã cung cấp những chứng cứ đầu tiên ghi nhận qua tàu thăm dò Cassini cho thấy có phản ứng hóa học cần thiết xảy ra dưới sâu lớp băng đá bao phủ Enceladus để tạo ra một môi trường cho phép vi sinh vật tồn tại. 

Các chuyên gia cho biết phát hiện này là “mảnh ghép cuối cùng” trong bức tranh toàn cảnh có thể chứng minh có tồn tại sự sống trên Enceladus – một mặt trăng nhỏ cách Mặt trời đến 1,4 tỷ kilomete.

Giáo sư David Rothery – chuyên ngành Địa chất học Hành tinh tại Đại học Mở (Anh) - cho biết: “Nếu chúng ta biết sự sống tồn tại riêng biệt tại hai địa điểm trong Hệ Mặt trời, thì chúng ta cũng có thể tự tin rằng cuộc sống cũng tồn tại ở đâu đó trong hàng chục tỷ hành tinh và Mặt trăng trong vũ trụ”.

Trong tháng 10/2015, NASA đã cử tàu thăm dò Cassini đào xuống sâu bề mặt Enceladus – thông qua vết nứt khí trên mặt băng – và phát hiện ra có phân tử hidro và carbon dioxide tồn tại.

Trong bản báo cáo công bố ngày 13/4 trên tạp chí Khoa học, các nhà nghiên cứu giải thích “lý do duy nhất” mà xuất hiện phân tử hidro là do có phản ứng hóa học giữa dòng nước ấm và lớp đá trên bề mặt đại dương nằm sâu trong lòng Enceladus.

Theo lý thuyết, nếu phân tử hidro tồn tại, chúng có thể hợp nhất với carbon dioxide để tạo ra mathena, khí mà những vi khuẩn dưới đáy đại dương của Trái đất hấp thụ.

Môi trường trong lòng Enceladus thích hợp để phát triển vi khuẩn dạng ống.


Giáo sư Hunter Waite thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam tại San Antonio (Texas, Mỹ) cho biết: “Mặt trăng Enceladus của sao Thổ sở hữu một đại dương bên dưới lớp băng, và luôn có lớp vật chất từ dưới phun lên thông qua các vết nứt trên băng. Các lớp vật chất đó bao gồm những dấu hiệu hóa học chứng minh có phản ứng giữa đại dương và bề mặt đá cứng. Lý giải hợp lý nhất cho chuyện này là xuất hiện phản ứng thủy nhiệt. Điều này có thể giúp hệ sinh thái phát triển, ngay trong điều kiện không có ánh sáng mặt trời”.

Phát hiện mới được cho là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy Enceladus có đầy đủ điều kiện để hình thành sự sống. Nếu sự sống tồn tại ở đây, nó sẽ là nơi lý tưởng cho vi khuẩn dạng đơn bào hình ống, giống các ống thủy nhiệt dưới lòng đại dương ở Trái đất cách đây hàng tỷ năm.

Giáo sư Andrew Coates khoa vật lý trường UCL (London, Anh) nhận xét: “Quả là một kết quả đáng ghi nhận. Chúng ta biết có 4 nhân tố để sự sống hình thành, bao gồm nước, các chất hóa học thích hợp, nguồn năng lượng và thời gian đủ để sự sống phát triển. Nhưng giờ, chúng ta đã phát hiện được 3 trong 4 nhân tố quan trọng đó trên Enceladus”.

Enceladus là mặt trăng lớn thứ 6 của sao Thổ, được nhà thiên văn người Anh William Herschel phát hiện vào năm 1789. Các nhà khoa học bắt đầu nghi ngờ có tồn tại một đại dương chất lỏng nằm trong sâu dưới bề mặt mặt trăng này từ dấu hiệu Enceladus rung lắc nhẹ khi thực hiện vòng quỹ đạo của mình. 



 

Nguồn tin: Hồng Hạnh/Báo Tin Tức

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây