Chính vì vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần động viên và đồng hành cùng con để giải quyết các vấn đề khó khăn. Dưới đây là 10 điều mà các bậc phụ huynh nên làm để nuôi dạy con trở nên tự tin hơn.
Đánh giá cao sự nỗ lực của trẻ, dù thành công hay thất bại
Khi chúng ta dần lớn lên, hành trình mà ta trải qua còn quan trọng hơn cả đích đến. Vì thế, nếu trẻ có tạo nên một cú bóng thành công hay vô tình đá chúng ra ngoài biên, hãy cứ vỗ tay tán thưởng cho nỗ lực của chúng. Chúng sẽ không bao giờ cảm thấy xấu hổ khi đã cố gắng. Về lâu về dài, việc không ngừng cố gắng sẽ xây dựng sự tự tin cho trẻ.
Khuyến khích trẻ luyện tập để ươm mầm tài năng
Hãy khuyến khích trẻ luyện tập bất cứ điều gì chúng thích, nhưng không nên tạo áp lực lớn cho trẻ. Thần đồng piano Harmony Shu từng phát biểu rằng, cô bé đã sớm luyện tập từ khi chỉ mới 3 tuổi. Nhà tâm lý học Pickhart - tác giả của 15 cuốn sách dạy con nổi tiếng lý giải: “Luyện tập để trở nên tự tin, rồi khả năng sẽ dần cải thiện”.
Hãy khuyến khích trẻ luyện tập bất cứ điều gì chúng thích
Để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình
Nếu cha mẹ làm hết phần công việc cho trẻ thì chúng sẽ không bao giờ phát triển được khả năng và sự tự tin để tìm ra vấn đề của mình. Pickhardt phân tích: “Sự giúp đỡ của cha mẹ sẽ ngăn cản trẻ tự tin trong việc tự giúp bản thân tìm ra vấn đề”. Nói cách khác, thà để trẻ có vài cái điểm B hay C hơn là toàn điểm A, miễn là chúng đang thực sự học cách tự giải quyết vấn đề.
Để trẻ sống đúng với độ tuổi
Đừng đặt kỳ vọng quá cao vào việc con mình có thể hành động như người lớn. Khi trẻ cảm thấy mình chỉ làm tốt như cha mẹ mong muốn mới là đủ thì tiêu chuẩn không thực tế ấy sẽ khiến trẻ trở nên chán nản và không muốn nỗ lực. Phấn đấu để đạt tới những kỳ vọng cao sẽ làm giảm sự tự tin trong trẻ.
Khuyến khích sự tò mò trong trẻ
Đôi khi trẻ thường đặt ra hàng tá những câu hỏi khiến cha mẹ “nhức đầu”, nhưng điều này nên được khuyến khích. Việc đặt câu hỏi là bài tập bổ ích cho sự phát triển của trẻ, khiến trẻ nhận thức được rằng “có những thứ chúng chưa biết và có cả một thế giới kiến thức mà chúng chưa từng đặt chân tới”.
Khi trẻ bắt đầu đi học, thường những trẻ sống trong gia đình hay khuyến khích con đặt câu hỏi mang tính khám phá sẽ vượt trội hơn vì chúng đã được thực hành khai thác kiến thức từ cha mẹ, và thói quen này sẽ giúp trẻ học được kiến thức từ giáo viên.
Đôi khi trẻ thường đặt ra hàng tá những câu hỏi khiến cha mẹ “nhức đầu”, nhưng điều này nên được khuyến khích.
Đưa ra cho trẻ những thử thách mới
Cha mẹ nên tăng cường cho trẻ khám phá và trải nghiệm cuộc sống, để trẻ có thể hoàn thiện khả năng tự tin đối diện với thế giới to lớn bên ngoài. Hãy cho trẻ thấy rằng chúng có thể hoàn thành những mục tiêu nhỏ để đạt được một thành tựu lớn hơn – ví dụ như đi xe đạp mà không cần bánh xe phụ trợ.
Không chỉ trích khi trẻ chưa đạt được mục tiêu
Không gì có thể khiến trẻ nản lòng bằng việc cha mẹ chỉ trích nỗ lực của chúng. Tốt hơn hết, cha mẹ nên đưa ra những góp ý, nhưng đừng bao giờ nói rằng chúng làm điều đó rất tệ. Nếu trẻ sợ thất bại vì chúng lo cha mẹ sẽ tức giận và thất vọng, trẻ sẽ không bao giờ cố gắng thử những điều mới. Những lời chỉ trích của cha mẹ sẽ khiến trẻ mất đi động lực và cảm thấy bản thân kém giá trị.
Đừng nói với trẻ rằng bạn lo lắng vì chúng
Sự lo lắng của cha mẹ thường mang ý nghĩa rằng trẻ không được tín nhiệm. Trong khi đó, việc các bậc cha mẹ bày tỏ lòng tin sẽ sinh ra sự tự tin nơi trẻ nhiều hơn. Cho nên, cha mẹ đừng bao giờ nói với con rằng bạn lo lắng vì chúng.
Cha mẹ đừng bao giờ nói với con rằng bạn lo lắng vì chúng.
Hoan nghênh lòng can đảm của trẻ khi chúng dám thử điều mới lạ
Cho dù đó là lần đầu trẻ tham gia đội bóng rổ hay thử chơi đi tàu lượn siêu tốc, cha mẹ cũng nên khen ngợi con vì chúng đã dám thử nghiệm điều mới. Cha mẹ có thể nói những câu như: “Con thật là dũng cảm!” để khích lệ trẻ.
Tỏ ra thích thú khi thấy trẻ ham học hỏi
Những đứa trẻ thường hay nhìn vào phản ứng của cha mẹ mỗi khi chúng không biết mình làm điều gì đó liệu có ổn không. Vậy nên, nếu cha mẹ tỏ ra thích thú với việc trẻ học bơi, học nói một ngôn ngữ mới thì chúng cũng sẽ cảm thấy hào hứng theo. Khi trẻ hoàn thành việc học, hãy tán thưởng trẻ bởi điều này sẽ giúp chúng trở nên tự tin và sẵn lòng học hỏi thêm nữa.
Tác giả bài viết: Trường Giang (Theo Business Insider)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn