– Hiện pháp luật không có quy định nhân thân xấu là gì? Cho nên chúng ta có thể hiểu đơn giản nhân thân xấu là từ mà người dân Việt Nam dùng để để ám chỉ một người từng có tiền án, tiền sự tức phạm tội; và đã bị cơ quan chức năng phát hiện; và đã xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
– Pháp luật Việt Nam hiện hay thay vì dùng từ nhân thân xấu; thì dùng từ nhân thân người phạm tội.
– Nhân thân người phạm tội là một phạm trù trong các ngành khoa học tội phạm học; khoa học luật hình sự; khoa học điều tra tội phạm, tâm lý học tư pháp… Nhân thân người phạm tội là những đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh bản chất của người phạm tội; những đặc điểm dấu hiệu này tác động với những tình huống; và hoàn cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội của người đó. Những đặc điểm đó có thể là tuổi, nghề nghiệp; thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác; trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình; và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự…
Án treo là gì? Án treo được giải thích tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP như sau:
Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội; và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Theo đó, án treo không phải là một hình phạt; mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm. Sở dĩ có biện páp miễn trách nhiệm hình phạt tù này là để khuyến khích người phạm tội cải tạo; hoàn lương nhanh để sớm trở thành công dân có ích cho xã hội; Bên cạnh đó cũng đưa ra các chế tài rằng:
Cụ thể, Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về án treo như sau:
1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội; và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; thì Tòa án cho hưởng án treo; và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm; và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan; tổ chức nơi người đó làm việc; hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức; chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung; nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.
4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách; và có nhiều tiến bộ; thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục; Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên; thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới; thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước; và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Khi nào sẽ được hưởng án treo? Theo quy định tại Bộ luật Hình sự; và Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP; thì người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo; khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
– Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật; và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
+ Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
+ Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú; hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú; sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
+ Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động; hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Những trường hợp không được hưởng án treo? Có tổng cộng 06 trường hợp không được hưởng án treo:
+ Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
+ Người phạm tội bị xét xử; và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng; hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể”.
+ Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
+ Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;
+ Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;
+ Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú”.
Nhân thân xấu có được hưởng án treo không? Câu trả lời là có.
Trước khi Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP; thì để được hưởng án treo; thì bên cạnh việc người phạm tội phải bị xử phạt tù không quá 03 năm; thì người phạm tội phải có nhân thân tốt. Mà được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này; người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật; và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
Cho nên chính quy định đó chúng ta tự hiểu rằng; nếu người phạm tội có nhân thân xấu sẽ không được hưởng án treo. Và điều này là trái với tinh thần của quy định về án treo là “căn cứ vào nhân thân của người phạm tội” của Bộ luật Hình sự quy định tức không để cập rằng bạn phải có nhân thân tốt mới được hưởng án treo
Kể từ khi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP; thì điều kiện về nhân thân tốt đã được bãi bõ. Chính vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng người có nhân thân xấu vẫn có thể được hưởng án treo
Tác giả bài viết: Luật gia Vũ Lê Minh giới thiệu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn