Vụ ngược đãi trẻ em: Cái nhìn của dư luận về nghề giáo

Thứ năm - 09/02/2017 03:42
Vụ ngược đãi trẻ em: Cái nhìn của dư luận về nghề giáo

 

(PL News) - Qua vụ việc giáo viên của trường mầm non Sen Vàng (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) đánh đập trẻ em, dư luận cả nước đang có những cái nhìn tiêu cực về nghề giáo. Phải chăng, những nhà giáo chân chính đang vô tình bị mất uy tín bởi những hành vi thiếu kiềm chế của một vài đồng nghiệp?

TIN LIÊN QUAN

Vừa qua, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh hai giáo viên trường mầm non đang đánh đập, hành hạ trẻ. Đoạn đầu của clip ghi lại cảnh một giáo viên dùng dép đánh thẳng vào mặt bé trai, rồi sau đó là cảnh một giáo viên khác sử dụng vật cứng đánh vào đầu một bé khác…

cc
Cô giáo trường mầm non Sen Vàng dùng vật cứng đánh vào trẻ. Ảnh: Cắt từ clip.

Những “diễn viên” đóng vai phản cảm trong đoạn clip là các giáo viên trường mầm non Sen Vàng (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Hai cô giáo đánh trẻ được xác định là Đặng Thị Bình (23 tuổi) và Nguyễn Thị Hồng Ngát (22 tuổi). Và ngay sau đó, lực lượng công an đã vào cuộc để điều tra xử lý vụ việc.

Thông tin từ lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội, chủ cơ sở mầm non Sen Vàng đã chính thức nộp đơn xin giải thể nhóm lớp mầm non tư thục này. Và lãnh đạo Sở đã yêu cầu Phòng Giáo dục - Đào tạo Q.Hai Bà Trưng thông báo và bố trí cho các cháu được tiếp tục học tại một số cơ sở mầm non khác.

Đây là một bài học lớn đối với 2 cô giáo trong vụ đánh đập trẻ em cũng như trách nhiệm của các trường/ cơ sở dạy học trong việc quản lý nội bộ. Và hơn hết, dư luận xã hội trong suốt thời gian qua đang đặt câu hỏi về việc quản lý của các cơ sở giáo dục tư thục từ các cơ quan chức năng. Trong khi đó, niềm tin xã hội về nghề giáo chân chính đang dần bị giảm đi trước những vụ việc bạo hành trẻ em tại trường học trong thời gian vừa qua.

bb
Ảnh cắt từ clip vụ việc.

Những bình luận tại các trang thông tin, báo chí cũng đang thể hiện sự bất bình bởi hành động của những cá nhân "sâu mọt" đang đục khoét ngành giáo dục như:

“Các cô còn trẻ mà đã thế này rồi thì hỏng quá, nhưng cái tôi lo là video này do một cô có mâu thuẫn quay. Như vậy nếu họ không có mâu thuẫn thì các cháu bị hành hạ đến bao giờ. Và hiện nay không biết còn bao nhiêu trường hợp bạo hành chưa được phát hiện nữa”.

“Phụ huynh học sinh nên góp tiềp lắp camera soi mọi ngõ ngách phòng học. Sở giáo dục cần phải chấn chỉnh nghiêm túc các cơ sở mầm non và buộc họ phải hợp tác trong việc giám sát bằng camera”

Hay “Các cô giáo trẻ đi làm cần có đạo đức, cần có cái tâm và yêu nghề. Tôi không hiểu môi trường sư phạm đầu tư cho các cô những kỹ năng gì?”…

Ngoài những lo ngại về đạo đức giáo viên, việc các cơ sở giáo dục giải thể sau những sự cố vẫn có thể quay lại nếu thiếu đi sự giám sát của các cơ quan chức năng.

Trong lần trả lời phỏng vấn, TS.Vũ Thu Hương (giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, sự xuất hiện của các hành vi bạo hành trẻ em là do việc quản lý giáo dục mầm non còn lỏng lẻo, những giáo viên có chuyên môn thấp, chưa qua trường lớp mầm non, bằng cấp vẫn có thể dễ dàng tham gia vào các cơ sở mầm non dạy dỗ, chăm sóc trẻ. Trong khi đó, một giáo viên mầm non khi tham gia giảng dạy, chăm sóc trẻ cần phải có 2 yếu tố gồm: Sự kiên nhẫn và trái tim yêu trẻ. Những ai không có phẩm chất này không thể tham gia vào ngành giáo dục.

Không những thế, các chuyên gia giáo dục, các giáo viên chân chính đang tham gia giảng dạy tại các trường học, cơ sở giáo dục cũng cho rằng, việc thiếu kiểm soát trong quá trình cấp phép thành lập cơ sở giáo dục tư thục và sau đó là sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng đang là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp mất đi hình ảnh tốt đẹp của nhà giáo.

Nguồn tin: Theo Người tiêu dùng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây