Tổng thư ký NATO: Có dấu hiệu Nga muốn tấn công NATO

Chủ nhật - 27/08/2017 09:58
(Phapluat News) - NATO đã biến Hiệp ước cơ sở Nga-NATO thành bức bình phong giúp cho NATO thực hiện chiến lược của mình, trong khi Moscow tuân thủ...
Tổng thư ký NATO: Có dấu hiệu Nga muốn tấn công NATO

 


Theo Reuters, ngày 25/8 trong một cuộc trao đổi với báo giới, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận giữa Nga và Belarus, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2017.

Sau khi gặp Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo trong chuyến kiểm tra việc triển khai lực lượng hỗn hợp giữa quân đội Mỹ và NATO tại căn cứ Orzysz, ở Ba Lan, ông Stoltenberg đã thúc giục Moscow phải minh bạch về các cuộc tập trận của mình.

"Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận của Nga. Tất cả các quốc gia đều có quyền thực hiện các hành động nhằm nâng cao khả năng chiến đấu cho lực lượng vũ trang của mình, nhưng các quốc gia cần phải tôn trọng nghĩa vụ minh bạch".

Tong thu ky NATO: Co dau hieu Nga muon tan cong NATO
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg

Thông tin từ Nga cho biết có khoảng 13.000 binh sĩ sẽ tham gia cuộc tập trận Nga – Belarus, diễn ra từ 14/9 đến 20/9. Quy mô cuộc tập này nằm trong giới hạn không đòi hỏi sự có mặt của giới quan sát quốc tế.

Tuy nhiên, phương Tây cho rằng Moscow luôn không trung thực trong các kế hoạch quân sự của mình. Theo ước tính của các chuyên gia NATO thì lực lượng tham gia các cuộc tập trận Nga - Belarus sẽ lớn hơn nhiều con số Moscow công bố.

Và đó được xem là nguyên nhân khiến NATO phải nhanh chóng triển khai quân tại căn cứ Orzysz, cách Kaliningrad khoảng 57 km, nơi được cho là có sự hiện diện tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga và hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. Hành động này của NATO đã bị Nga chỉ trích kịch liệt.

Còn nhớ, ngay sau khi Tổng thống Trump lên tiếng “NATO hết lỗi thời”, ngày 13/4/2017, hơn 1.100 lính NATO, gồm 900 lính Mỹ, 150 lính Anh và 120 linh Rumani - đã được triển khai tại Orzysz của Ba Lan.

"Việc triển khai quân đội tới Ba Lan là một minh chứng rõ ràng về sự thống nhất trong NATO và qua đây gửi một thông điệp rõ ràng tới bất kỳ kẻ xâm lược tiềm năng nào", Tổng tư lệnh NATO, tướng Curtis Scaparrotti đã phát biểu như vậy.

Chính quyền Ba Lan thì rất hân hoan trước sự kiện này và cho rằng đó là cách đối phó hữu hiệu với mối đe dọa từ Nga. Thậm chí, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã xem việc NATO triển khai quân đến Orzysz là một khoảnh khắc lịch sử "được chờ đợi bởi nhiều thế hệ".

Nay khi đến thăm Orzysz, Tổng thư ký NATO đã nói thẳng rằng việc quân đội NATO đồn trú tại Ba Lan "là phản ứng của NATO trước một cuộc tấn công đã được được nhận diện nhắm vào một đồng minh trong NATO và cũng đồng nghĩa có dấu hiệu của một cuộc tấn công đối với NATO".

Tuy nhiên, theo giới phân tích, dường như nhận diện của ngài Tổng thư ký NATO không được chuẩn xác và yêu cầu Nga minh bạch trong các cuộc tập trận của quân đội nước này là không hợp lý.

Tong thu ky NATO: Co dau hieu Nga muon tan cong NATO
Tổng tư lệnh NATO Curtis Scaparrotti, trong sự kiện lịch sử khi NATO đưa quân vào Ba Lan

Thứ nhất, năm 1997, Nga và NATO đã ký Hiệp ước cơ sở, trong đó có nguyên tắc không sử dụng vũ lực và không coi nhau là kẻ thù, song thực tế thì Brussels lại liên tục có những động thái cho thấy Hiệp ước cơ sở Nga - NATO bị vô hiệu hoá.

Điều đó thể hiện rõ nhất qua "Chiến lược Đông tiến" của NATO, với việc nhanh chóng kết nạp hàng chục cựu thành viên khối Hiệp ước Warsaw và Liên Xô cũ, đưa mối nguy hiểm ngày càng gần tới biên giới nước Nga.

Tiếp sau đó là những hành động ngày càng thế hiện sự thách thức Nga, như gia tăng thể hiện thái độ thù nghịch với Moscow, rồi lấy đó làm cơ sở xây dựng các vị trí tiền tiêu, nhằm hiện thực hoá chiến lược công - thủ trước Nga.

Từ việc hoàn thiện hệ thống phòng thủ tại Rumania đến việc gia tăng quân đồn trú tại các nước vùng Baltic hay Ba Lan đều cho thấy NATO đã chĩa thẳng mũi nhọn về phía Nga, đe doạ tình hình an ninh cũng như ổn định chính trị của nước Nga.

Bên cạnh đó là việc NATO xây dựng vùng đệm tại những nước láng giềng thù địch với Nga, như Ukraine hay Gruzia. Bản chất của hành động này được giới phân tích nhận diện là NATO muốn đưa nước Nga phải đối mặt với cảnh “thêm thù, bớt bạn”.

Như vậy, Hiệp ước cơ sở Nga – NATO đã bị NATO biến thành bức bình phong giúp cho NATO thực hiện chiến lược của mình mà không gặp trở ngại nào từ phía Nga, khi Moscow tuân thủ các nguyên tắc của hiệp ước đó.

Thứ hai, NATO đã không đáp lại thái độ thân thiện của Nga, từ chối việc thiết lập một không gian chung hoà bình và ổn định tại châu Âu cũng như trên toàn thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Theo giới phân tích, sau khi NATO ném bom Nam Tư và sắp đặt ra một bàn cờ chính trị tại Kosovo, Moscow đã nhận diện mối hiểm hoạ với nước Nga từ phía Tây là rất lớn và kỳ vọng có thể hoá giải bằng các biện pháp phi vũ lực.

Tong thu ky NATO: Co dau hieu Nga muon tan cong NATO
Tổng thống Clinton đã từ chối thiện ý của Tổng thống Putin

Để hiện thực hoá mong muốn đó, Tổng thống Nga Putin là đã đề nghị với Tổng thống Mỹ Clinton về việc Nga xin gia nhập NATO, một động thái được cho là Moscow đã chủ động chọn đối thoại thay vì đối đầu với Brussels.

Tuy nhiên lời đề nghị của nhà lãnh đạo Nga đã không được đối phương xem trọng và đó được xem là lời cảnh báo với nước Nga là hiểm hoạ từ phía Tây không thể hoá giải bằng biện pháp phi vũ lực.

Động thái đó buộc Tổng thống Putin phải chọn hồi phục sức mạnh Nga, từ đó hình thành đối trọng Nga – NATO.

Giới phân tích cho rằng, khi ông Stoltenberg nhận định có dấu hiệu cho thấy Nga có thể tấn công NATO nên yêu cầu Moscow phải minh bạch trong hành động, thực ra chỉ muốn đưa Nga vào một cuộc xung đột kéo dài, để rồi sẽ phải sụp đổ, như nhận định của giáo sư Michael Kofman tại Trung tâm Wilson, theo BBC.

Tác giả bài viết: Ngọc Việt

Nguồn tin: Đất Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây