Phiên họp 28, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhân sự cấp cao

Chủ nhật - 14/10/2018 21:36
Sáng nay (15.10), Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 28. Theo chương trình dự kiến, phiên họp sẽ diễn ra trong 3 ngày, với nhiều nội dung quan trọng được xem xét, cho ý kiến.
Phiên họp 28, Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhân sự cấp cao

 


Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ngay trước Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội (dự kiến khai mạc ngày 22.10) do đó việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị và nhân sự là một trong những nội dung rất quan trọng tại phiên họp. phien hop 28, thuong vu quoc hoi se cho y kien ve nhan su cap cao hinh anh 1

Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về công tác nhân sự  (Ảnh TTXVN)


Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến các báo cáo đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2019; Các báo cáo giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2016-2020, thực hiện Nghị quyết số 24 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và thực hiện Nghị quyết số 100 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến vào các báo cáo về ngân sách, kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn. Cụ thể như Báo cáo điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018 giữa các bộ, địa phương; Đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 – 2021 (trong đó có đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020)...

Theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến về báo cáo; Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 6 của Quốc hội; Báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội; Kết quả tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư của công dân và kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2018....

Ngoài ra, phiên họp cũng cho ý kiến về Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc thực hiện cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; Cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.

Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội về bầu các chức danh trong bộ máy Nhà nước thì Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 8 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6 tới đây.

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây