F-15 Mỹ đối đầu Su-30SM Nga: “Đại bàng tấn công đè bẹp vịt con”?

Thứ ba - 14/11/2017 20:47
Tờ Die Welt (Đức) vừa đăng tải bài viết giật gân đề cập tới sự yếu kém của tiêm kích Su-30SM Nga. Duy nhất chỉ có một phẩm chất của nó được đánh giá cao là khả năng siêu cơ động.
F-15 Mỹ đối đầu Su-30SM Nga: “Đại bàng tấn công đè bẹp vịt con”?
F-15 Mỹ đối đầu Su-30SM Nga: “Đại bàng tấn công đè bẹp vịt con”?
Cuộc đối đầu giữa các máy bay chiến đấu Nga và Mỹ luôn là chủ đề hấp dẫn. Ảnh minh họa.

Bài báo giật gân

Chiếc máy bay Nga được mang ra so sánh với tiêm kích khá "đứng tuổi" F-15E Strike Eagle (Đại bàng tấn công) của Mỹ mà dường như được công ty Sukhoi của Nga chế tạo để làm đối trọng.

"Niềm tự hào của Nga nói chung vẫn chậm hơn F-15E và thua kém đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ về các vũ khí chiến đấu. Hơn nữa, theo tờ báo Đức, phiên bản mới nhất của Su-30 không được sản xuất với công nghệ tàng hình.

Như vậy, phẩm chất duy nhất mà được Die Welt thừa nhận đó là tính năng siêu cơ động: "Những hình ảnh ấn tượng khẳng định rằng các máy bay Su-30SM của Nga đúng là có thể thực hiện được các thao tác nhào lộn phức tạp. Chỉ có số ít các máy bay tiêm kích quân sự có khả năng thực hiện màn nhào lộn trên không như kiểu "Rắn hổ mang" (Cobra).

Tất cả đều cảm thấy vô cùng lạ lùng khi tờ báo Die Welt lại mang các máy bay hoàn toàn có chức năng khác nhau ra để so sánh. Su-30 không thể là đối trọng của Nga trước F-15E. Bởi vì chiếc máy bay của Mỹ là dạng tiêm kích-ném bom, hay nói cách khác là để triển khai tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Vì thế nó có thể mang theo lượng vũ khí khá ấn tượng.

F-15 Mỹ đối đầu Su-30SM Nga: “Đại bàng tấn công đè bẹp vịt con”? - Ảnh 1.

Su-30MKI Ấn Độ bay đấu tập cùng F-15

Đi tim câu trả lời

Bị tờ báo Đức dìm hàng, chuyên gia Vladimir Tuchkov (Nga) đã thử tìm hiểu xem thực hư vấn đề này ra sao và đã đưa ra các nhận định dưới đây.

Su-30SM – phiên bản nâng cấp mới nhất của Su-30 – là chiếc máy bay tiêm kích đa năng. Nhiệm vụ chính của nó là chiếm lĩnh ưu thế trên không. Chức năng phụ - triển khai tấn công các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt nước.

Cần phải nói rằng Su-30 không cần người biện hộ cho mình. Nó đã nhiều lần chứng tỏ được các khả năng của mình về không chiến.

Các phi công Mỹ tại Malaysia thỉnh thoảng tham gia vào các trận đánh tập trên những máy bay F-15C Eagle (cũng là loại máy bay để chiếm lĩnh ưu thế trên không) và F/A-18E Super Hornet (tiêm kích tàu sân bay và cường kích) với Su-30MKM (phiên bản cho Malaysia và kém hơn Su-30SM). Các máy bay Mỹ trong phần lớn các trận không chiến trên chuốc lấy đều thất bại.

Bởi vậy, cần phải so sánh F-15E với chiếc máy bay tương tự của Nga – tiêm kích-ném bom Su-34 mà các phi công thường gọi là "Vịt con". Mặc dù Su-34 được bàn giao cho quân đội vào năm 2014, cả hai chiếc máy bay là đồng niên.

Chiếc máy bay Mỹ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1986, và được bàn giao cho quân đội vào năm 1988. Và không có công nghệ tàng hình đặc biệt nào được ứng dụng trong chiếc máy bay này.

Chiếc máy bay Su-34 Nga cất cánh vào năm 1990. Sau đó bắt đầu các cuộc khủng hoảng tài chính, và nó bị đẩy xuống cuối cùng của danh sách ưu tiên vì tất cả vẫn đều đang thỏa mãn với chiếc máy bay ném bom tiền phương Su-24.

Cuối cùng mọi người mới hiểu được rằng, đến lúc nào đó, chiếc máy bay ném bom già cỗi sẽ phải được thay thế bằng cỗ máy mới hơn. Và khi đó, người ta tạo cơ hội cho "Vịt con" được sản xuất hàng loạt.

Cần phải nói rằng thời gian trì hoãn đã tác động tích cực lên chất lượng của chiếc máy bay ném bom mới. Người ta lắp đặt cho nó hệ thống điện tử mới vì thế nó thuộc thế hệ thứ 4++. F-15E chỉ là máy bay thế hệ thứ 4+ mà thôi.

Chiếc máy bay Mỹ cũng có điểm cộng về phần so sánh các tính năng của nó với chiếc máy bay Nga. Trước tiên, đó là vận tốc cao ở trên không – 2,5M so với 1,8M. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần lưu ý. F-15E có thể dễ dàng đạt được vận tốc tối đa. Có nghĩa là khi không có bình nhiên liệu phụ và vũ khí trên bên ngoài cánh. Nhưng nếu đủ hai thứ nêu trên, thì cả hai đều có vận tốc 1,8M.

Cũng không hề dễ khi so sánh các chỉ số khác. Thông thường người ta cho rằng F-15E có khả năng mang 11 tấn tên lửa và bom, nhưng gồm cả các bình nhiên liệu phụ. Tính riêng trọng lượng các tên lửa và bom là 5 tấn. Của Su-34 – 8 tấn.

Su-34 còn có thêm một phẩm chất. Đó là trạm chiến tranh điện tử hiệu quả mà bổ sung cho khả năng dễ bị phát hiện của nó.

F-15 Mỹ đối đầu Su-30SM Nga: “Đại bàng tấn công đè bẹp vịt con”? - Ảnh 2.

Máy bay tiêm kích bom Su-34

 Những nhiễu sóng tạo ra bởi trạm này có thể áp chế sóng hoạt động bình thường của các tên lửa mang đầu đạn tự định vị, cũng như gây khó khăn cho việc phát hiện và nhận dạng chiếc máy bay này bởi các trạm radar của máy bay đối phương cũng như các radar của những tổ hợp tên lửa phòng không mặt đất.

Với các tính năng chống radar đối phương, Su-34 gần tiệm cận với các máy bay chiến tranh điện tử. Nhờ đó mà xác suất bị bắn hạ bởi các hệ thống có định vị bằng sóng định vị của nó giảm xuống 30 lần.

Thêm một sự khác biệt. "Vịt con" có hệ thống radar định vị thứ hai – quan sát phía sau. Khi phát hiện được đối phương bám đuôi, Su-34 có khả năng phóng tên lửa "không đối không" về phía sau lưng. Không một máy bay tiêm kích nào của Mỹ, kể cả các máy bay thế hệ thứ 5, sở hữu tính năng này.

Kết thúc so sánh hai chiếc máy bay này, cần phải nói rằng Su-34 còn phục vụ rất lâu. Trong quá trình đó, nó sẽ tăng cường khả năng tấn công của mình bằng việc trang bị các hệ thống chiến đấu mới.

Nó là chiếc máy bay đa năng, và hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình khi đối mặt với các máy bay tiêm kích "thuần chủng". Không phải ngẫu nhiên mà không có các máy bay tiêm kích đi theo yểm trợ nó khi làm nhiệm vụ.

Thế nhưng F-15E không còn nhiều thời gian. Người ta đã vắt kiệt khả năng của nó, sau 5 năm nữa, cùng lắm là 10 năm, nó sẽ phải được thay thế bằng chiếc máy bay tiêm kích tấn công mới.

Tuy nhiên chưa thấy hình dáng của kẻ thay thế - ngành công nghiệp hàng không Mỹ đang dốc toàn sức vào F-35. Kể cả nếu chiếc máy bay này được hoàn thiện 100% khả năng, thì nó cũng không thể là sự thay thế cho "Đại bàng tấn công", bởi vì máy bay tiêm kích hạng nhẹ không thể thay thế hạng nặng.

F-15 Mỹ đối đầu Su-30SM Nga: “Đại bàng tấn công đè bẹp vịt con”? - Ảnh 3.

F-15E Strike Eagle

Liên quan tới chiếc máy bay cùng hạng cân – F-22, thì nó đã bị dừng sản xuất từ lâu. Và phải thay thế 250 chiếc, vì đây là số lượng máy bay F-15E đang được Không quân Mỹ sử dụng.

Tuy nhiên điều này không hặn là như vậy. Đằng sau những ầm ĩ do công ty "Lockheed Martin" tạo ra liên quan tới chiếc F-35 của mình, gần như không ai nghe tới thông tin về việc "Boeing" đang chế tạo chiếc máy bay tiền thế hệ thứ 5 của Mỹ với tên gọi rất giống với "Đại bàng tấn công". Đó là chiếc F-15SE Silent Eagle.

Silent Eagle, chiếc máy bay thuộc thế hệ thứ 4++ đúng là cỗ máy hiện đại một cách tuyệt vời. Phiên bản nâng cấp sâu so với người anh đang chuẩn bị "về hưu". Nó có lớp bỏ mới, được chế tạo trên cơ sở giảm thiểu tối đa có thể khả năng bị radar phát hiện mà vẫn giữ được các tính năng về tốc độ và cơ động.

Đúng là không phải một chiếc máy bay tiêm kích-ném bom mới mà một chiếc tiêm kích đa năng thực sự. Có nghĩa là nó sẽ phải giải quyết một cách tuyệt hảo cả nhiệm vụ chiếm lĩnh ưu thế trên không. Tất nhiên để đạt được tới khả năng cơ động như các máy bay của Su còn thiếu. Nhưng chắc chắn một điều là nó tốt hơn F-35.

F-15SE sở hữu hệ thống radar với ăngten lưới mảng pha chủ động. Trạm định vị quang học giúp nó có thể đi săn khi hệ thống radar đã tắt. Nó được trang bị cả trạm gây nhiễu điện tử, như khẳng định của cơ quan thiết kế chế tạo, với chất lượng hơn hẳn so với các thiết bị đời trước.

Quan trọng là nó không có các chương trình thừa thãi và vô bổ như những thứ người ta đang cố gắng "nhồi nhét" vào chiếc F-35 của Lockheed Martin.

Sức mạnh tiêm kích F-15 Israel

Vì thế, tờ báo của Đức nên mang "Đại bàng" khác, Silent Eagle, ra so sánh thay vì Strike Eagle. Và cũng cần phải so sánh nó với chiếc máy bay khác của Nga – Su-35, mà thuộc lớp máy bay tiêm kích. Và cũng là sản phẩm mới của ngành công nghiệp hàng không Nga.

Rồi đến lúc nào đó chúng ta sẽ so sánh. Nhưng sẽ còn phải chờ đợi thêm khi "Silent Eagle" đang được "phẫu thuật" xong. Bởi vì hiện giờ chỉ có một mẫu duy nhất có thể bay được. Cho nên chưa thể gọi nó là chiếc máy bay mà chỉ là dự án máy bay. Dù đây là dự án tham vọng.

Nguồn tin: (Theo Thời đại):

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây