Nguyên nhân Đài Loan ngừng phát triển vũ khí hạt nhân là do sức ép từ phía đồng minh lớn nhất - Hoa Kỳ. Chương trình hạt nhân của Đài Loan bắt đầu từ năm 1964, khi Trung Quốc thử nghiệm đầu đạn hạt nhân đầu tiên của mình.
Với Đài Bắc, đây là một cơn ác mộng biến thành sự thật khi lực lượng quân đội của hai bên thỉnh thoảng chạm trán nhau và nguy cơ chiến tranh giữa Trung Quốc và Đài Loan luôn hiện diện. Đài Loan phải đối diện với một thực tế rằng đối thủ sẽ có một loại vũ khí có thể san bằng lãnh thổ của mình thành bình địa.
Hiểm họa xung đột hạt nhân đã từng hiện diện ở Đông Á. |
Đối với Đài Loan, việc sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ giúp đảo này đảm bảo chủ quyền và chế độ của mình. Cho dù Mỹ xa rời Đài Loan, họ vẫn có thể khiến quân đội Trung Quốc dè dặt trong ý định tấn công. Đây không phải là một kế hoạch tồi khi hiện nay bởi việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân đã khiến Mỹ và Hàn Quốc khó có thể công khai đáp trả trước những hành động “gây hấn” của nước này.
Năm 1967, chương trình chế tạo bom nguyên tử của Đài Loan được khởi động. Hai năm sau, Canada đã xuất khẩu một lò phản ứng hạt nhân nước nặng dùng cho mục đích nghiên cứu cho Đài Loan. Nó được gọi tên là Lò phản ứng Nghiên cứu của Đài Loan và được chính thức hoạt động ổn định vào năm 1973. Sau đó, Đài Loan lên kế hoạch điều chế plutonium để phục vụ chế tạo đầu đạn hạt nhân.
Chương trình hạt nhân của Đài Loan được Mỹ, quốc gia công nhận đảo này là một đất nước độc lập và cam kết bảo vệ họ trước Trung Quốc, theo dõi rất cẩn thận. Washington lo ngại rằng việc Đài Loan có bom hạt nhân sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận, và vào năm 1966 họ đã có những bước đi nhằm ngăn chặn Đài Loan chế tạo thành công loại vũ khí này. Washington cũng đảm bảo các lò phản ứng của Đài Loan phù hợp với các quy tắc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhằm ngăn các nguyên liệu phóng xạ mà Đài Loan điều chế được dùng để làm vũ khí.
Thế nhưng, Đài Loan vẫn tiếp tục phát triển vũ khí và các nước đồng minh đều phát hiện ra điều này. Năm 1975, một báo cáo của CIA cho biết: “Đài Bắc tiến hành các chương trình hạt nhân của mình với mục tiêu rõ ràng là chế tạo vũ khí, và trong vòng khoảng 5 năm tới họ sẽ có một đầu đạn hoàn chỉnh”. Vào thời điểm này, Mỹ, Đức, Pháp, Na Uy và Israel đều hỗ trợ dự án hạt nhân của Đài Loan. Mỹ đã cung cấp nước nặng và Nam Phi xuất khẩu uranium cho đảo này.
Từ năm 1976 đến 1977, IAEA tiến hành thẩm tra dự án hạt nhân của Đài Loan và phát hiện nhiều điểm thiếu nhất quán giữa thực tế và báo cáo. Mỹ cũng bày tỏ quan điểm phản đối Đài Loan chế tạo vũ khí hạt nhân. Đáp lại, Đài Loan hứa sẽ “không thực hiện bất kỳ hoạt động tái chế nguyên liệu hạt nhân cho mục đích khác”.
Dù vậy, năm 1977 Mỹ một lần nữa phát hiện những hoạt động đáng ngờ từ phía Đài Loan. Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu đảo này thay đổi những quy trình trong chương trình hạt nhân của đảo để phục vụ cho mục đích hòa bình, nhưng không yêu cầu họ ngừng hoàn toàn dự án. Một năm sau, Mỹ lại phát hiện Đài Loan bí mật điều chế uranium để chế tạo vũ khí, và yêu cầu đảo này chấm dứt ngay lập tức.
Sau khi bị phát hiện nhiều lần, chương trình vũ khí hạt nhân của Đài Loan bước vào giai đoạn “ngủ đông”. Đến giữa thập niên 1980, chương trình này lại được tái khởi động một lần nữa, và Đài Loan đã bị phát hiện chế tạo cơ sở tái điều chế uranium để phát triển vũ khí, một hoạt động vi phạm cam kết mà đảo này từng đặt bút ký vào thập niên 1970.
Ảnh chụp nơi được cho là bãi thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Đài Loan. |
Vào tháng 12/1987, Đại tá Chang Hsien-yi, một trong số các quan chức cấp cao trực tiếp phụ trách chương trình hạt nhân của Đài Loan đã mang những bằng chứng về hoạt động này và chạy sang Mỹ. Chúng sau đó được dùng để đối chất với chính quyền Đài Loan và buộc đảo này tuyên bố ngừng vĩnh viến quá trình chế tạo bom hạt nhân vào năm 1988. Khi đó, Đài Loan được cho là sẽ hoàn thành bom hạt nhân đầu tiên trong vòng 1 hoặc 2 năm tiếp theo.
Vậy loại bom mà Đài Loan sẽ chế tạo sẽ như thế nào? Các chuyên gia đã đưa ra hai khả năng, đó là một loại đầu đạn chiến lược với sức công phá có giới hạn và một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt thực sự. Với một quả bom hạt nhân hạng nhẹ, nó sẽ có thể tấn công các cảng biển, căn cứ không quân và trụ sở chỉ huy quân đội của Trung Quốc trong trường hợp hai bên xảy ra chiến tranh. Nó được cho là sẽ được lắp đặt trên tên lửa tầm ngắn Ching Feng, có hình dáng rất giống tên lửa Lance của Mỹ.
Một khả năng khác đó là Đài Loan đã có gắng chế tạo một loại bom hạng nặng, có thể hủy diệt cả một thành phố. Nó sẽ có thể gây tổn hại rất lớn đối với Bắc Kinh và sẽ là công cụ hữu hiệu để buộc Trung Quốc không tấn công Đài Loan. Tuy nhiên, đảo này sẽ cần một phương tiện có thể di chuyển một đoạn đường dài 2.900km và điều này với Đài Loan khi đó là không thể. Ngay cả Israel, một trong những quốc gia phát triển tên lửa hàng đầu thế giới, có thể hỗ trợ Đài Loan chế tạo tên lửa hoặc máy bay có thể đáp ứng yêu cầu này.
Sau cùng, chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Đài Loan là điều không nên xảy ra. Việc hai nước cùng sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ khiến toàn khu vực Đông Á bất ổn. Vũ khí hạt nhân của Đài Loan sẽ không giải quyết được căng thẳng giữa đảo này và Trung Quốc và chắc chắn Bắc Kinh sẽ tìm ra cách đối phó hữu hiệu.
Tác giả bài viết: Anh Tuấn (lược dịch)
Nguồn tin: infonet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn