Tội ác ghê rợn trong đám cháy Mỹ Đình (kỳ 5)

Thứ ba - 13/10/2020 21:40
(TVLMP) - Sáng 30/11, Tòa án Quân sự Trung ương đã đưa vụ án "giết người, hủy hoại tài sản" ra xét xử phúc thẩm. Bị cáo Nguyễn Thị Thuận - kẻ đã thuê người đổ xăng "thiêu sống" cả nhà anh chồng" cùng 2 đồng phạm là Bùi Tiến Hà và Hoàng Hải Tiệp ra hầu tòa.
Nỗi đau của gia đình nạn nhân
Nỗi đau của gia đình nạn nhân

Kỳ 5. Lời khai rùng mình của bị cáo


Thu hút sự quan tâm đặc biệt

Bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án Quân sự Thủ đô nêu: Cuối năm 2007 Nguyễn Thị Thuận và chồng là anh Nguyễn Chí Tuấn xảy ra mâu thuẫn trong sinh hoạt, dẫn đến ly thân. Anh Nguyễn Chí Hưng, Đại úy quân đội là anh trai của Tuấn, đã góp ý với em dâu và khuyên Thuận đến xin lỗi chồng.

Tuy nhiên, Thuận cho rằng chính chồng mình mới là người có lỗi, người thân bên gia đình chồng bênh vực nhau nên rắp tâm dằn mặt anh chồng. Sau đó Thuận đã thuê Bùi Tiến Hà, Hoàng Hải Tiệp đổ xăng đốt nhà anh Hưng. Vụ cháy đã khiến anh Hưng chết tại chỗ, vợ và con anh Hưng là chị Bùi Thị Thu Hà (SN 1976) và cháu Nguyễn Thảo Hiền (SN 2001) cũng qua đời sau đó vài ngày vì bỏng quá nặng.

Ngày 4/8/2010, Tòa án Quân sự Thủ đô đã tuyên phạt bị cáo Thuận mức án tù chung thân, Hà 20 năm tù giam và Tiệp 18 năm tù giam. Cho rằng mức án nói trên là quá nhẹ, đại diện gia đình bị hại đã làm đơn kháng cáo. Tuy nhiên, cả ba bị cáo cũng làm đơn kháng cáo, đề nghị Tòa Phúc thẩm xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm.
                               
c2
                                                   Bị cáo Thuận trơ tráo, lạnh lùng tại phiên tòa


Trước phiên xử phúc thẩm vài ngày, trong dư luận xuất hiện tin đồn gia đình các bị cáo nhờ một vài cơ quan thông tin đại chúng đăng tải thông tin với nội dung: Các chứng cứ của vụ án còn yếu, lời khai của các bị cáo còn nhiều mâu thuẫn, chưa đủ yếu tố buộc tội v.v... Những thông tin này càng khiến phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng và báo giới.


"Cháy hết, đến làm gì?"

Trong suốt phiên xử, cả ba bị cáo vẫn kêu oan. Vị đại diện Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương nhận định: "Các bị cáo đều không khai nhận hành vi phạm tội, quanh co, không thành khẩn khai báo trước tòa. Nhưng lại không thể lí giải được tại sao suốt gần 2 năm qua bị giam cách li mà lời khai hoàn toàn phù hợp với chứng cứ khách quan của vụ án. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã được khai nhận rõ ràng như nội dung vụ án, vì thế không có sự thay đổi trong bản chất vụ án. Lời phản cung của các bị cáo tại tòa là vô căn cứ".
 

Tại tòa, bị cáo Thuận khai là bị bức cung, do vậy luật sư Trần Đình Triển (đại diện cho bị hại) đã hỏi: "Cứ cho rằng bị cáo bị bức cung ở Công an Hà Nội, thì tại sao giai đoạn điều tra ở Cơ quan Điều tra Quân đội, có luật sư Hoàng Văn Dũng, Lâm Văn Quang của bị cáo, chị vẫn nhận tội, trong đó có nói (được ghi lại trong bản khai có chữ ký của luật sư Hoàng Văn Dũng - Luật sư của Thuận, Tiệp, Hà) rằng: Từ khi bị bắt đến nay, tôi được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tôi tự nguyện khai nhận, xuất phát từ mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Cùng ngày 12/1/2009, chị cũng viết đơn xin bồi thường cho bị hại do Tiệp và Hà có hoàn cảnh khó khăn. Vậy tại tòa, trước mặt cả hai luật sư này, bị cáo nói sao?".

Nghe luật sư Triển hỏi, Thuận cúi xuống hồi lâu, sau đó lúng túng đáp: "Lúc đó tôi không tin tưởng cả luật sư bảo vệ cho tôi nên tôi cứ nhận tội".

Tòa còn chỉ ra các chứng cứ khẳng định sự vô cảm, độc ác của các bị cáo khi vụ cháy xảy ra, khiến nhiều người trong phòng xử án phải rùng mình. Sau khi biết nhà anh Hưng bị cháy, Hà đã gọi điện thông báo cho Thuận, nói có người kêu cứu trong nhà. Cuộc gọi kéo dài hơn 5 phút, sau đó Hà không có động thái gì để cứu người. Dù 2 ngôi nhà sát nhau, với tiếng kêu cứu thảm thiết của bé Thảo Hiền, Hà hoàn toàn có thể chạy lên tum, mở cửa trèo sang cứu các nạn nhân. Thay vì làm thế, y đã gọi điện cho Thuận để thông báo kết quả về tội ác của mình. Còn Thuận, nhận được tin dữ, thị vẫn ngủ tiếp, sau đó dậy đi ăn sáng rồi đến xem hiện trường vụ cháy.

LS1

       ​​​​​Luật sư Triển chất vấn trước tòa: "Bị cáo đã có 2 bằng đại học, có trình độ nhận thức khá cao, hơn nữa lại có quan hệ thân thiết với nạn nhân từ nhỏ, nạn nhân là anh rể, chị dâu và cháu gọi mình bằng thím... mà khi nhận được tin họ chết, lại dửng dưng đến vậy. Về mặt đạo đức bị cáo thấy có chấp nhận nổi không?"


Luật sư Triển chất vấn trước tòa: "Bị cáo đã có 2 bằng đại học, có trình độ nhận thức khá cao, hơn nữa lại có quan hệ thân thiết với nạn nhân từ nhỏ, nạn nhân là anh rể, chị dâu và cháu gọi mình bằng thím... mà khi nhận được tin họ chết, lại dửng dưng đến vậy. Về mặt đạo đức bị cáo thấy có chấp nhận nổi không?". Thuận đáp: "Tại vì Hà gọi điện cho bị cáo, chỉ báo là nhà anh Hưng cháy hết rồi, người cũng chết rồi vì thế nên bị cáo không đến nữa, đằng nào thì cũng cháy hết rồi đến làm gì?". Nghe bị cáo nói, phòng xử án lại ào lên sự phẫn nộ lẫn những tiếng khóc.

Cuối buổi chiều, đại diện VKS đọc bản luận tội của mình, khẳng định: Tại phiên xử phúc thẩm, các bị cáo không nhận tội. Với trình độ đại học như bị cáo Thuận, cao đẳng như bị cáo Tiệp và tuổi đời như bị cáo Hà, không thể "nại" ra những câu trả lời như: Tôi không ý thức được, hay Tôi không rõ... để phủ nhận sự thật khách quan của vụ án. Thêm một lần nữa, sự gian dối ấy đã tạo ra sự phản cảm về tội ác của các bị cáo đối với xã hội. Mức án chung thân dành cho bị cáo Thuận, 20 năm tù cho bị cáo Hà, 18 năm tù cho bị cáo Tiệp là đúng người, đúng tội.

(Còn nữa)

Tác giả bài viết: http://giadinh.net.vn/phap-luat/vu-co-giao-thieu-chet-ca-nha-anh-chong-loi-khai-rung-minh-cua-bi-cao-20101201082130584.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây