Học sinh gãy chân trong sân trường: Có cơ sở khởi tố nguyên hiệu trưởng Tiểu học Nam Trung Yên

Thứ tư - 22/02/2017 02:47
(PL News) - Ngày 21/2, đại diện Phòng GD-ĐT Cầu Giấy, Uỷ ban nhân dân (UBND) quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã công bố quyết định kỷ luật đối với lãnh đạo Tiểu học Nam Trung Yên.
Học sinh gãy chân trong sân trường: Có cơ sở khởi tố nguyên hiệu trưởng Tiểu học Nam Trung Yên

 

Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương bị cách chức do đã có nhiều hành động để che giấu vụ tai nạn xảy ra đối với một học sinh lớp 2 trong trường.

Dựa trên kết luận của cơ quan chức năng, luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh phân tích có cơ sở để khởi tố nguyên Hiệu trưởng Tiểu học Nam Trung Yên.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh phân tích có cơ sở để khởi tố nguyên Hiệu trưởng Tiểu học Nam Trung Yên - Tạ Thị Bích NgọcLuật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh phân tích có cơ sở để khởi tố nguyên Hiệu trưởng Tiểu học Nam Trung Yên - Tạ Thị Bích Ngọc

Theo như kết luận của UBND Quận Cầu Giấy ngày 1/12/2016, bà Tại Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Hương gọi taxi đưa bà Ngọc đi khám tại Bệnh viện Việt Đức.

Khi về đến cổng sau nhà trường, bà Hương điện thoại cho bảo vệ trường là ông Trung ra mở cửa để cho xe taxi đi vào.

Khi vào đến sân trường, cháu Trần Chí Kiên đang chơi đùa đã chạy về phía đầu xe và bị xe ô tô đâm phải, ngã bệt xuống đất.

Lái xe dừng lại thì Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đi thẳng vào phòng Hội đồng. Hiệu phó Nguyễn Thị Hương đã dù cháu Kiên lên, do cháu Kiên đau nên đã cùng bảo vệ đưa lên phòng chức năng của nhà trường để thăm khám. Lái xe taxi sau đó do chưa biết hậu quả nên đã đi ra khỏi trường.

Cơ quan điều tra xác định việc cho xe ô tô taxi biển kiểm soát số 30A-70254 do ông Trần Quốc Tuấn điều khiển đi vào sân trường trong giờ ra chơi của các cháu học sinh trường Tiểu học Nam Trung Yên và gây tai nạn là có thật.

Thời điểm xảy ra tai nạn, xe ô tô có Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền nhận định những khảo sát, báo cáo của bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương là không trung thực, cung cấp thông tin sai sự thật.

Sự thật về phiếu khảo sát khi 100% giáo viên và học sinh khẳng định không nhìn thấy xe đi vào trường trong giờ ra chơi chỉ nằm trong bản báo cáo của bà hiệu trưởng gửi phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy.

"Sự việc được làm sáng tỏ thì chúng ta lại bàn đến chuyện: Sự gian dối, che đậy sự thật, trốn tránh trách nhiệm, đánh lừa đồng nghiệp, học sinh phụ huynh và dư luận bằng phiếu khảo sát.

Đây là vấn đề của đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội và phần nào đó là kỉ cương trong ngành giáo dục.

Thật khó có thể chấp nhận những người không chỉ là giáo viên  mà họ còn là người lãnh đạo cao nhất của một cơ sở giáo dục mà xã hội đòi hỏi đào tạo về đạo đức hơn là giảng dạy", luật sư Truyền bày tỏ.

Ông Truyền nhận định bản kết luận vụ việc đã thấy rằng việc gãy nát đùi phải học sinh lớp hai sẽ gây cố tật suốt đời cho nạn nhân, gây thương tích và tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân rất nghiêm trọng, gây hoang mang cho phụ huynh học sinh.

Phiếu khảo sát sai sự thật của Trường tiểu học Nam Trung Yên
Phiếu khảo sát sai sự thật của Trường tiểu học Nam Trung Yên

Đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương, với những gì đã xảy ra, theo quy định của pháp luật hiện hành cần làm rõ hành vi chỉ đạo phát phiếu khảo sát với kết quả trái ngược sự thật, khác hoàn toàn với thực tế khách quan cho toàn bộ tập thể giáo viên, học sinh.

Đây là dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật.

Các cơ quan tố tụng tiến hành điều tra và có thể khởi tố hình sự bà  Tạ Thị Bích Ngọc với tội danh mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật quy định tại Điều 309 BLHS 1999 (Sửa đởi bổ sung năm 2009).

“Điều 309. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật

1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận gian dối, người phiên dịch dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm .

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn nguy hiểm khác;

Cùng với đó, các giáo viên là Đảng viên đã thực hiện yêu cầu của Hiệu trưởng trường tiểu học Nam Trung Yên thì cần kỷ luật Đảng một cách nghiêm khắc và cho ra khỏi Đảng.

Cán bộ giáo viên không phải Đảng viên thì phải xử lý kỷ luật, buộc thôi việc để môi trường giáo dục được trong sạch, an toàn, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh.

Ngoài ra, luật sư Truyền cũng phân tích hành vi của lái xe thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm mà tội danh và hình phạt quy định tại điều 109 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009).

Tuy nhiên, điều này cần phải có kết quả giám định thương tật của nạn nhân thì mới có thể khởi tố lái xe với tội danh này.

“Điều 109. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm", luật sư Truyền trích dẫn luật.

Nguồn tin: VTC News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây