Bóng đá Việt và 'nửa chiếc bánh mì'

Chủ nhật - 28/10/2018 00:12
Một trong những sự kiện thu hút sự chú ý của giới bóng đá tuần qua có lẽ là việc tờ Soccer King (Nhật Bản) liệt kê 11 nhân vật nổi bật đóng góp lớn vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam.
Bóng đá Việt và 'nửa chiếc bánh mì'

 

Ông Đoàn Nguyên Đức và ông Trần Anh Tú là 2 trong số 11 nhân vật nổi bật đóng góp lớn vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam
Ông Đoàn Nguyên Đức và ông Trần Anh Tú là 2 trong số 11 nhân vật nổi bật đóng góp lớn vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam

Đại hội VFF: Bộ VH-TT&DL để người của mình tự 'xoay'?

Đại hội VFF 'căng như dây đàn'

Phó ban Trọng tài có đối thủ 'nặng ký' ở Đại hội VFF

Đại hội VFF tổ chức trong năm 2018


1. Trong số này có tới 6 cầu thủ U23 Việt Nam, với 2 gương mặt “nóng” nhất là tiền đạo Công Phượng (HAGL) và Nguyễn Quang Hải (CLB Hà Nội). Tuy nhiên, 2 cái tên gợi nên nhiều suy nghĩ nhất có lẽ phải kể tới ông bầu Đoàn Nguyên Đức và Chủ tịch VPF Trần Anh Tú.

Bầu Đức được đánh giá góp phần quan trọng vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam với tư cách người tiên phong đầu tư xây dựng lò đào tạo trẻ, qua đó phát hiện ra hàng loạt gương mặt tài năng như Công Phượng, Lương Xuân Trường, Văn Thanh, Văn Toàn… Ông Đức cũng là người có vai trò lớn trong việc đưa HLV Park Hang Seo về Việt Nam. Dĩ nhiên, đóng góp của ông Đức chắc chắn không chỉ dừng lại ở hai việc trên.
 
Bóng đá Việt và 'nửa chiếc bánh mì' - ảnh 1
Ông Đoàn Nguyên Đức và ông Trần Anh Tú là 2 trong số 11 nhân vật nổi bật đóng góp lớn vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam

Bầu Tú trong khi đó có vai trò then chốt đưa futsal Việt Nam lên tầm đẳng cấp châu lục. Đỉnh cao của futsal Việt Nam là thành tích đoạt vé tham dự VCK World Cup 2016. Không chỉ dành thời gian, tiền bạc đầu tư cho futsal, ông Trần Anh Tú cũng là người nhiều năm liền tài trợ cho các giải trẻ, giải bóng đá nữ, vốn không nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp. Những đóng góp trong nhiều năm liền cho bóng đá Việt Nam là một phần lý do quan trọng khiến bầu Tú nhận được sự tín nhiệm, bầu vào chiếc ghế Chủ tịch HĐQT VPF vốn luôn nóng bỏng.

2. Tuy nhiên nếu theo dõi bóng đá Việt Nam lâu, có thể dễ nhận ra bầu Tú hay bầu Đức vừa qua đều là những người chịu nhiều thị phi, hoặc chỉ trích. Ông Đức bị nhiều nghi ngờ khi lứa trẻ HAGL 3 năm sau khi thăng hạng V-League vẫn chưa một lần chen chân vào tốp đầu. Đội bóng phố núi bị đặt trong tương quan so sánh với CLB Hà Nội của bầu Hiển, người có ảnh hưởng bao trùm lên nhiều đội bóng ở V-League.

Ông Trần Anh Tú trong khi đó từng có lúc khổ sở vì bị “đánh” mà không hiểu vì sao người ta “đánh” mình. Thông qua 2 doanh nghiệp Thái Sơn Nam và Thái Sơn Bắc, bầu Tú vẫn chi rất nhiều tiền cho bóng đá trong thời gian qua. Hay bỏ tiền thuê chuyên gia nước ngoài cho đội tuyển futsal. Chỉ vì cái tiếng “nhiều chức” mà không phải cái nào cũng đúng, ông Tú bị nhiều người phủi sạch trơn cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là tại sao Soccer King lại chọn bầu Đức, thay vì một ông bầu nào khác sở hữu hàng loạt danh hiệu, cúp vô địch, cũng như bầu Tú lại được vinh danh?

3. Bóng đá có những công năng đặc biệt, trong đó phải kể tới khả năng kết nối cộng đồng, quảng bá hình ảnh quốc gia ra châu lục và thế giới. Thành tích của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2018 (Trung Quốc) là chất xúc tác khiến Chủ tịch FIFA Gianni Infantino phải tới Việt Nam là một ví dụ. Ở góc độ này, việc Soccer King “điểm tên” rõ ràng là một chỉ dấu cho thấy ảnh hưởng thực sự của 11 nhân vật có tên đối với bóng đá Việt Nam.

Dĩ nhiên, truyền thông Nhật Bản có thể không hiểu cặn kẽ những góc cạnh của bóng đá Việt Nam. Nhưng ngược lại, vì là “người ngoài” nên đánh giá của truyền thông Nhật Bản cũng giữ được sự khách quan cần thiết, không bị tác động bởi những quan hệ “zíc zắc” của bóng đá Việt Nam. Như trường hợp bầu Tú, giới trong cuộc đều biết đằng sau cuộc tấn công nhằm vào ông Tú nằm trong chuỗi những “đòn đánh” trước thềm Đại hội 8 VFF. Điều dễ thấy, ngay sau khi ông Tú rút lui khỏi cuộc đua thì những câu chuyện trước đó gần như không còn bị nhắc lại.

Có một thành ngữ Nga rất nổi tiếng: “Một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không còn là sự thật nữa”. Bóng đá Việt Nam, một phần chưa thể phát triển được, có lẽ bởi luôn tồn tại rất nhiều sự đấu đá, cũng như một nửa của sự thật.

Nguồn tin: www.tienphong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây