(Phản biện) – Liên quan đến tội phạm tham nhũng có thể nói thời gian qua, cùng với tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, Đảng và Nhà nước đã quyết liệt xử lý và xử lý rất mạnh thế nhưng trong báo cáo gần đây nhất của Chính phủ, tội phạm tham nhũng vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp. Phải chăng pháp luật vẫn còn có độ chùng, chưa đủ sức răn đe ? Bài viết của Luật gia Vũ Lê Minh sẽ góp thêm một góc nhìn về khoảng trống pháp lý trong kiểm soát quyền lực mềm cần được khắc phục ?
(Phản biệ) - Việc cấp phép khai thác khoáng sản vẫn phổ biến tình trạng “xin cho” khiến tài nguyên quốc gia cạn kiệt, quyền lợi chảy vào túi “nhóm lợi ích”, trong khi đó ngân sách thất thu… Để khắc phục, mới đây ngày 26/7, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã phát đi Văn bản 4678/VPCP-CN giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo xem xét lại việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản…
(Phản biện) – Tại buổi Tọa đàm về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, do Ban Nội chính Trung ương tổ chức vào chiều 13/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái thẳng thắn nhìn nhận: “Cơ chế kiểm soát quyền lực (KSQL) trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; cơ chế KSQL và chế tài xử lý vi phạm ở nhiều lĩnh vực chưa có hoặc có nhưng chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp; tình trạng lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực vẫn xảy ra trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây bức xúc trong xã hội”. Có thể nói phát biểu của Phó Thủ tướng đã khái quát gần như đầy đủ về thực trạng PCTN, TC và chỉ ra những bất cập kiểm soát quyền lực (KSQL) trong các cơ quan bảo vệ pháp luật hiện nay…
(Phản biện) – Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên mạng Internet đã và đang là vấn nạn toàn cầu. Câu chuyện Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và dịch vụ Sconnect Việt Nam (Sconnect) mới đây viết đơn cầu cứu đến 4 Bộ trưởng nhờ lên tiếng bảo vệ bản quyền sản phẩm sáng tạo và yêu cầu phía 2 DN sản xuất phim hoạt hình có trụ sở ở London - Anh là Entertainment One UK Limited và Astley Baker Davies Limited (gọi tắt chung là EO) chấm dứt các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trên không gian mạng Internet là “giọt nước tràn ly”...
(Phản biện) – Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi do Bộ TN&MT xây dựng và công bố đã và đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân. Trang Phản biện trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một góc nhìn khác về dự thảo Luật của Luật gia Lê Văn Trung, qua cuộc trao đổi với PV:
(Phản biện) – Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thời gian qua cho thấy, việc xác định giá trị nhà đất không chính xác là một bất cập lớn trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Đó là một trong những gây ra lỗ hổng gây thất thoát tài sản nhà nước. Vấn đề đặt ra là cần phải có biện pháp hiệu quả để bịt những lỗ hổng đó.
(Phản biện) – Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một điểm mới cơ bản của Luật Khoáng sản năm 2010. Theo đó, để đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thì việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản, pháp luật bắt buộc phải thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên nghiên cứu thực tế thực thi cho thấy không ít kẽ hở trong các qui định pháp luật về đấu giá quyền khai thác khoáng sản đang gây thất thu ngân sách…
(Phản biện) – Tại buổi Tọa đàm về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, do Ban Nội chính Trung ương tổ chức vào ngày 13/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái thẳng thắn nhìn nhận: “Cơ chế kiểm soát quyền lực (KSQL) trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; cơ chế KSQL và chế tài xử lý vi phạm ở nhiều lĩnh vực chưa có hoặc có nhưng chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp; tình trạng lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực vẫn xảy ra trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây bức xúc trong xã hội”. Có thể nói phát biểu của Phó Thủ tướng đã khái quát gần như đầy đủ về thực trạng PCTN, TC và thẳng thắn chỉ ra những bất cập kiểm soát quyền lực (KSQL) trong các cơ quan bảo vệ pháp luật hiện nay…
(Phản biện) - Bộ Tài chính mới đây kiến nghị bổ sung quy định chuyển nhượng bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát giao dịch, quản lý thuế. Theo các chuyên gia, hình thức này cũng không thể giải quyết triệt để tình trạng 2 giá trong chuyển nhượng bất động sản.
(Phản biện) - Viện KSND tối cao vừa ban hành Cáo trạng truy tố 28 bị can trong vụ án sai phạm về quản lý đất đai xảy ra Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương và một số đơn vị liên quan. Theo đó, hành vi phạm tội của bị can Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương; Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cùng nhiều thuộc cấp đã gây thiệt hại tài sản của Nhà nước lên tới hơn 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên trong số 28 bị can chỉ có 6 bị can thuộc các doanh nghiệp bị đề nghị truy tố về tội “tham ô”, 22 bị can còn lại bị đề nghị truy tố về hành vi “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Điều đó cũng đồng nghĩa các bị can (trong đó có bị can Trần Văn Nam và Trần Thanh Liêm) không tư túi dù chỉ một đồng ? Những bất cập trong tố tụng và kiểm soát quyền lực qua vụ án này sẽ được Thạc sĩ, Luật sư Lưu Bá Khiết (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích, mổ xẻ qua cuộc trao đổi với PV Pháp lý:
(Phản biện) - Năm 2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 111/2013/TT-BTC nhằm cụ thể hóa Nghị định số 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Qua nhiều lần điều chỉnh, đến ngày 19/12/2019, Thông tư hợp nhất số 68/VBHN-BTC của Bộ Tài chính ra đời điều chỉnh chi tiết nhóm đối tượng được miễn thuế TNCN khi nhận tặng cho bất động sản (BĐS). Tưởng chừng như đã kín kẽ nào ngờ khi đi vào thực hiện lại phát sinh những đối tượng khác trong mối quan hệ gia đình bị “lọt sổ”, dẫn đến cách hiểu méo mó về chính sách miễn thuế TNCN ưu việt của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực BĐS. Bài viết sau đây thể hiện quan điểm và góc nhìn của tác giả…