Bộ Công an đề xuất chỉ còn 4 trường hợp CSGT được dừng xe kiểm tra

Thứ hai - 07/10/2019 21:08
Dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung, quy trình TTKS, xử lý vi phạm hành chính về GTĐB của CSGT có nhiều điểm mới.
Bộ Công an đề xuất chỉ còn 4 trường hợp CSGT được dừng xe kiểm tra
Keyword đầu tiên có dấu

Bộ Công an vừa hoàn tất dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT, gồm 03 chương 16 điều. Dự thảo sẽ lấy ý kiến đóng góp của nhân dân tới ngày 2/12/2019.

Dự thảo sẽ thay thế Thông tư 01/2016. So với quy định hiện hành ở Thông tư 01/2016, dự thảo có một số quy định được thay đổi, bổ sung.

Chỉ còn bốn trường hợp CSGT được dừng xe

Khoản 1 Điều 9 dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình TTKS, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT, CSGT chỉ được dừng xe để kiểm soát trong bốn trường hợp sau:

Dự thảo Thông tư quy định, việc dừng xe phải đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng xe, CSGT phải thực hiện việc kiểm soát theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc của thủ trưởng đơn vị.

Trường hợp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện hoặc kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề, tại khu vực kiểm soát phải đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón, dây phản quang, biển báo số 436 "Trạm Cảnh sát giao thông" theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và bố trí CSGT hướng dẫn, điều hòa giao thông.

Trên đường cao tốc, CSGT chỉ được dừng phương tiện vào làn dừng khẩn cấp khi phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời hoặc phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm.

Sau khi dừng được phương tiện, phải đặt rào chắn bằng cọc tiêu hình chóp nón, biển báo số 245 "đi chậm" hoặc biển báo số 245b (đối với tuyến đối ngoại) theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và bố trí CSGT hướng dẫn, điều hòa giao thông; khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn rào chắn, biển báo và di chuyển ngay.

Thứ nhất, trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

Thứ hai, thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện, kế hoạch, phương án TTKS, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Thứ ba, có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

Thứ tư, tin báo, phản ánh, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

Như vậy, so với quy định hiện hành, trường hợp thực hiện kế hoạch tổ chức TTKS và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, trưởng phòng CSGT hoặc trưởng công an cấp huyện trở lên không được xem là trường hợp CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm tra.

Không chào người phạm tội, say rượu, có hành vi thiếu văn hóa

Theo dự thảo Thông tư thay thế thông tư 01/2016, sau khi ra hiệu lệnh và xe cần kiểm soát đã dừng đúng vị trí, CSGT được phân công làm nhiệm vụ đứng ở vị trí an toàn thông báo cho người đi xe thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống xe và xuất trình các loại giấy tờ theo quy định.

Khi người lái xuống xe, CSGT làm nhiệm vụ kiểm tra phải thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân, trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa, sử dụng rượu bia, chất kích thích khác.

Sau khi chào theo điều lệnh, CSGT chào và đưa ra yêu cầu kiểm soát bằng lời nói: "Chào ông (bà, anh, chị…), yêu cầu ông (bà, anh, chị...) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện".

Khi tiếp nhận các loại giấy tờ, CSGT phải thông báo cho người điều khiển và những người trên xe biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung theo quy định.

Khi kiểm soát xong, CSGT phải thông báo cho người điều khiển, những người trên xe biết kết quả, hành vi vi phạm, biện pháp xử lý và nói: "Cảm ơn ông (bà, anh, chị,…) đã hợp tác với lực lượng CSGT để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông".

Những nội dung này vốn chỉ được quy định trong các văn bản lưu hành nội bộ của lực lượng công an, không được phổ biến rộng rãi đến người dân.

Người dân có quyền yêu cầu xem hình ảnh vi phạm

Điều 12, Dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT nêu rõ, CSGT vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, để phát hiện, ghi thu hình ảnh vi phạm của người, phương tiện giao thông, tổ chức kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Người lái xe có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của CSGT.

Thông qua hệ thống giám sát, máy đo tốc độ ghi hình ảnh, thiết bị ghi hình, phát hiện hành vi vi phạm của người và xe, CSGT phải tổ chức lực lượng dừng ngay xe để kiểm soát và xử lý vi phạm.

Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có hình ảnh, kết quả ghi thu được tại chỗ; nếu chưa có hình ảnh, kết quả thì hướng dẫn người vi phạm xem hình ảnh, kết quả ghi thu được khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị.

Trường hợp không dừng ngay được xe thì CSGT xác minh và gửi thông báo bằng văn bản đến chủ xe, yêu cầu người vi phạm đến trụ sở công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết, đồng thời cập nhật thông tin của xe vi phạm lên Trang thông tin điện tử của Cục CSGT.

Theo đó, bên cạnh những nhiệm vụ do lực lượng CSGT thực hiện độc lập thì lực lượng CSGT còn có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng chống khủng bố, chống biểu tình gây rối và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện); tham gia cứu nạn, cứu hộ, giải quyết cháy nổ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật...

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây