Trong một buổi thử nghiệm gần đây của NASA tại Trung tâm Không gian JFK tại Florida, một cảnh tượng vô cùng ấn tượng đã diễn ra khi 1.703.435 lít nước được bắn thẳng lên trời.
Các nhà khoa học NASA đã tiến hành cuộc thử nghiệm của trận đại hồng thủy bằng cách "bắn" hơn 1,7 triệu lít nước lên cao tới hơn 30 mét. Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu sử dụng lực đẩy của tên lửa thử nghiệm lên tới 8,4 triệu cân Anh.
"Một mạch nước phun lên xảy ra do bộ phận phóng tự động", Nick Moss, người quản lý dự án cho hay. Sức mạnh của vụ nổ tạo ra âm thành và lượng nhiệt khủng khiếp sau vụ nổ với độ cao của cột nước bằng với độ cao của một tòa nhà 10 tầng.
Những hình ảnh đầy ấn tượng diễn ra tại buổi thử nghiệm:
Cột nước cao bằng tòa nhà 10 tầng. Ảnh: NASA
Sau tiếng nổ lớn, cột nước được bắn lên. Ảnh: NASA
Lực đẩy của tên lửa thử nghiệm lên tới 8,4 triệu cân Anh. Ảnh: NASA
Vụ nổ tạo ra tiếng ồn và nhiệt lượng lớn. Ảnh: NASA
Thành công của cuộc thí nghiệm sẽ là tiền đề cho sứ mệnh Exploration Mission-1. Ảnh: NASA
Để bảo vệ Hệ thống Bệ phóng Không gian - Space Launch System (SLS) - một phát minh mới của NASA, cũng như tàu vũ trụ Orion, Mobile Launcher... khỏi tiếng ồn và nhiệt lượng cực lớn này, một lượng nước sẽ được bơm vào suốt quá trình.
Giám đốc trung tâm thử nghiệm Regina Spellman cho biết cuộc thử nghiệm đã thành công vượt dự kiến và đây sẽ là cột mốc quan trọng cho hệ thống mặt đất mới.
Theo đó, các nhà khoa học sẽ xác định được phạm vi của áp lực vụ nổ hay tiếng ồn nhờ Ignition Overpressure và hệ thống Sound Suppression (IOP/SS). "Buổi thử nghiệm của hệ thống mới được nâng cấp và hệ thống điều khiển mới đã diễn ra rất thành công" Regina Spellman nói.
Sự thành công của cuộc thử nghiệm sẽ là bàn đạp cho sứ mệnh trong tương lai mang tên Exploration Mission-1 của tàu vũ trụ Orion nhằm khám phá Mặt Trăng, Sao Hỏa và các hành tinh xa hơn thế nữa.
Chú thích: Orion là con tàu dự kiến sẽ chính thức bay cùng các nhà du hành vào tháng 8/2021, nhưng đã được dời lịch khởi hành bay chính thức tới tháng 4/2023.
Bài viết được dịch từ các nguồn: NASA, Dailymail, Boingboing
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn