Cũng giống như nhân mã hay thủy quái Kraken, các nàng tiên cá cũng là sản phẩm hư cấu đến từ trí tưởng tượng của con người từ thời xa xưa. Tuy nhiên, điểm khác biệt là họ dương như được biết đến ở nhiều nền văn hóa khác nhau hơn.
Nàng tiên cá không chỉ xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp, La mã hay các nước châu Âu mà ngay trong văn hóa châu Á cũng từng đề cập đến loài sinh vật huyền thoại này. Ở mỗi khu vực, họ lại có những nét tính cách khác nhau, hoàn cảnh khác nhau và thói quen đối xử với con người cũng khác nhau.
Nét xấu xa ẩn trong hình hài tuyệt đẹp của những nàng tiên cá
Câu chuyện nổi tiếng và có sức lan tỏa rộng rãi nhất trên thế giới về những sinh vật này có lẽ là tác phẩm Nàng tiên cá của nhà văn vĩ đại người Đan Mạch Hans Christian Andersen. Trong đó, nhân vật chính là nàng tiên cá nhỏ bé với ước muốn mãnh liệt là rời bỏ cuộc sống buồn chán dưới đại dương để trở thành người và đến bên chàng hoàng tử mà cô yêu thương.
Nàng tiên cá trong câu chuyện cổ tích của Andersen. Ảnh: Pinterest
Tất nhiên, ước muốn đó trở thành sự thật nhưng đây hoàn toàn không phải là 1 câu chuyện có "happy ending"! Khi kết thúc, cũng vì tình yêu đó mà nàng tiên cá đành chấp nhận tự gieo mình xuống đại dương để rồi cơ thể tan ra, hóa thành bọt biển.
Khi những dòng cuối của kiệt tác này kết thúc cũng là lúc mà hàng trăm, hàng ngàn đôi mắt của độc giả đổ lệ.
Tuy nhiên....
... liệu các nàng tiên cá luôn luôn xinh đẹp, nhân hậu và vị tha đến thế? Câu trả lời là KHÔNG!
Huyền thoại, truyền thuyết hay truyện ngụ ngôn đều được con người ra, nó phản ánh phần nào thực tế cuộc sống. Loài người có người này người kia thì các nàng tiên cá cũng vậy, họ cũng tồn tại kẻ tốt người xấu như chúng ta!
Điển hình, như trong thần thoại Hy Lạp, (cụ thể là trường ca Iliad và Odyssey), các nàng tiên cá được nhắc đến và miêu tả xinh đẹp tuyệt vời cùng giọng ca du dương, ngọt ngào như mật, tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài long lanh như thiên thần và tiếng hát vô song đó lại là 1 tâm đia đen tối đến đáng sợ.
Nàng tiên cá và sở thích quyến rũ thủy thủ để họ bị đắm tàu. Ảnh: Villains Wiki - Fandom
Dù là vẻ đẹp, làn da trắng nõn hay tiếng ca mật ngọt thì đều là thứ vũ khí nguy hiểm, giúp các nàng tiên cá này quyến rũ những thùy thủ đoàn ít kinh nghiệm, khiến họ mất phương hướng, đâm phải đá ngầm mà chết đuối hay độc ác hơn là tự tay dìm chết họ dưới làn nước sâu thẳm của đại dương.
Cũng trong trường ca Iliad và Odyssey, người anh hùng Odyssey trên con đường tìm về quê hương buộc phải ra lệnh dùng sáp bịt chặt tai rồi trói chặt bản thân lên cột tàu để không bị ma lực của những sinh vật tuyệt đẹp kia quyến rũ.
Nàng tiên cá và sinh vật kỳ lạ. Ảnh: Pinterest
Có lẽ cũng từ đó, nỗi sợ bị mê hoặc, quyến rũ đã đi theo những người đi biển thời cổ đại. Nỗi ám ảnh về những nàng tiên cá xinh đẹp nhưng độc ác lan truyền khắp nơi, nó chân thực đến mức có rất nhiều "biện pháp" mà các thủy thủ áp dụng trước khi ra khơi để tránh gặp phải các tiên cá.
Thậm chí, trong cuốn Natural history" (Lịch sử tự nhiên) của nhà triết học, sinh vật học vĩ đại người La Mã Pliny the Elder (sống ở thế kỷ I SCN) cũng đã đề cập đến tiên cá dù chắc rằng, ông chưa từng nhìn thấy họ.
Theo đó, Pliny kể lại câu chuyện của 1 tướng quân khi gửi thư cho hoàng đế đã báo cáo đoàn quân của mình đã bắt gặp rất nhiều sinh vật nửa người nửa cá, xuất hiện trên các tảng đá nhỏ nhô lên khỏi mặt nước.
Nguồn gốc của các nàng tiên cá
Theo thần thoại hy lạp, những nàng tiên cá (siren) là các sinh vật nửa người, nửa chim và tất nhiên họ sở hữu giọng hát ngọt đến tuyệt vời. Trong một bữa tiệc được nữ thần Hera tổ chức, các Siren rất tự tin vào giọng ca của mình, thế là họ thi hát với 9 nữ thần âm nhạc Muses - đồng thời cũng là 9 người con gái của thần Zeus.
Tuy nhiên, dù giọng ca hay đến mấy, muốn chiến thắng các nữ thần âm nhạc cũng là điều không tưởng. Cuối cùng các Siren thất bại và bị 9 nữ thần Muses nhổ trụi lông để làm áo (coi như 1 dạng chiến lợi phẩm). Từ đó, họ không còn bay được nữa vả chỉ sinh sống trên các hòn đảo, ngày ngày cất cao tiếng ca như chúng ta biết về tiên cá ngày nay.
Nàng tiên cá cũng xuất hiện trong trường ca Iliad và Odyssey.
Cũng theo 1 số nguồn tài liệu khác, nàng tiên cá thực ra ban đầu là nữ thần Atargatis trong văn hóa Syria cổ, nàng vô cùng xinh đẹp và yêu say đắm 1 chàng trai chăn cừu hiền lành chất phác. Tuy nhiên, do vô tình lại hại chết chính người mình yêu, Atargatis đau khổ, dằn vặt gieo mình xuống đại dương với hy vọng biến thành cá.
Tuy nhiên khi chạm vào nước biển, lại chỉ có nửa thân dưới của nàng biến thành cá, còn thân trên vẫn là người bình thường. Người dân xung quanh xây dựng cho nàng 1 ngôi điện thờ lớn tại Ascalon và Atargatis trở thành nữ thần chăm lo việc sinh sản cả trên cạn lẫn dưới nước.
Nàng tiên cá trong văn hóa phương Đông
Ở phương Đông, nổi tiếng nhất là tiên cá trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Tuy nhiên, có đến 2 tên gọi khác nhau có tên gọi lần lượt là Gyojin và Ningyo.
Ningyo hay Ningyo được miêu tả với những nét khá giống với các nàng tiên cá của phương Tây khi họ cũng sở hữu nét đẹp tươi mát, trẻ trung. Tuy nhiên cũng có những Ningyo sở hữu ngoại hình xấu xí, dị hợm, sở hữu cặp răng nanh nhọn hoắt.
Các nàng tiên cá trong văn hóa dân gian Nhật. Ảnh: Yokai
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, dù xinh đẹp hay xấu xí thì cũng thường có xu hướng làm hại con người. các Ningyo này có thể sở hữu khả năng thay đổi hình dạng để quyến rũ đàn ông và cả phép thuật ban cho nạn nhân những cái chết vô cùng kỳ lạ.
Tất nhiên cũng có những tiên cá Ningyo bản chất tốt, thỉnh thoảng dùng năng lực dự đoán tương lai của mình giúp người dân tránh được thiên tai, mất mùa bệnh dịch, tuy nhiên con số đó không nhiều lắm.
Nói tóm lại, dù là phương Đông hay phương Tây, các nàng tiên cá đều là nhân vật được ưa dùng cũng như có sức lan truyền mạnh mẽ trong dân gian; có người tốt, có kẻ xấu, cũng giống như sự cân bằng trong thế giới loài người.
Nguồn tin: Theo Trí Thức Trẻ:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn