Đó chính là hành tinh có tên WASP-39b, nằm cách chúng ta khoảng 700 năm ánh sáng, có khối lượng tương đương sao Thổ.
Họ đã tìm ra rất nhiều nước trong bầu khí quyển của hành tinh này. WASP-39b rất khác biệt so với những hành tinh khác trong Hệ Mặt trời của chúng ta, điều này giúp các nhà nghiên cứu hiểu hơn về cội nguồn các hành tinh.
Phổ bầu khí quyển WASP-39b (Ảnh: Phys.org)
Tuy rằng các nhà khoa học tin rằng họ sẽ tìm ra nước trong khí quyển của hành tinh nói trên nhưng họ không ngờ nó có nhiều nước đến vậy. Vì lượng nước rất lớn như vậy, nó phải được hình thành một cách khác so với hành tinh gần chúng ta.
Lượng nước lớn có thể cho thấy hành tinh đã được hình thành xa ngôi sao trung tâm. WASP-39b có thể phát triển bằng cách di chuyển qua hệ hành tinh, nó có thể phá hủy những vật thể khác trên đường di chuyển của mình.
Kính viễn vọng Hubble (Ảnh: Euronews)
Theo Hannah Wakeford tại Viện khoa học viễn vọng ở Baltimore, Mỹ, thì chúng ta cần nhìn ra ngoài Hệ Mặt trời để hiểu chính chúng ta. Tuy nhiên, những quan sát cho thấy các hành tinh được hình thành phức tạp và khó hiểu hơn là chúng ta nghĩ và điều đó thật tuyệt vời.
Wakeford và đồng nghiệp của bà đã có thể phân tích thành phần bầu khí quyển của hành tinh này. Bằng cách phân tách phổ ánh sáng của bầu khí quyển, họ tìm ra nước dưới dạng hơi. Với sự hỗ trợ của kính Hubble và Spitzer, những hình ảnh thu được cho phép nhìn rõ cấu tạo của bầu khí quyển trên hành tinh khác.
Kính viễn vọng Spitzer (Ảnh: NASA)
Theo David Sing tại Đại học Exeter tại Devon, Anh, thì WASP-39b cho thấy nhiều hành tinh khác có cấu tạo rất khác so với Hệ Mặt trời của chúng ta. Hi vọng với khám này chúng ta có thể hiểu được các cách thức mà hành tinh được tạo thành và phát triển.
Nằm tại chòm sao Trinh nữ, WASP-39b quay quanh một ngôi sao giống Mặt trời được gọi là WASP-39 theo chu kỳ bốn ngày. Hành tinh này hiện cách ngôi sao trung tâm gần hơn 20 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Đặc biệt, nó luôn hướng một mặt về phía ngôi sao.
Chòm sao Trinh nữ (Ảnh: Magzian)
Nhiệt độ trên hành tinh vào khoảng 777 độ C. Gió thổi hơi nóng từ vùng ban ngày ra khắp hành tinh, điều này khiến mặt tối cũng rất nóng. Mặc dù được gọi là "sao thổ nóng", nó không có vành đai.
Ngược lại, nó có bầu khí quyển không mây khiến việc quan sát sâu vào bầu khí quyển trở nên dễ dàng.
Các nhà khoa học đã có kế hoạch sử dụng kính viễn vọng James Webb, sẽ phóng vào năm 2019, để quan sát rõ hơn phổ ánh sáng của WASP-39b. Với thông tin về lượng cacbon và oxy, họ có thể tìm hiểu cách thức hành tinh được hình thành.
Nguồn: Phys.org
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn