Khám phá vẻ đẹp quần thể kiến trúc hơn 440 năm tuổi

Thứ tư - 11/12/2019 20:47
Đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi ở Sóc Trăng nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp và độc vào bậc nhất với hơn 440 năm.
Khám phá vẻ đẹp quần thể kiến trúc hơn 440 năm tuổi
  Khám phá vẻ đẹp quần thể kiến trúc hơn 440 năm tuổi

Không gian kiến trúc của chùa Dơi (chùa Mahatúp) nhìn từ cổng

Chùa Dơi còn gọi chùa Mã Tộc (hay chùa Mahatúp), là ngôi chùa theo dòng Phật giáo Nam tông Khmer tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong, Thành phố Sóc Trăng. Sở dĩ có cái tên đặc biệt này là vì chùa là ngôi nhà của những bầy dơi đông đúc. Ngôi chùa là không gian văn hóa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng.

Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569, cách nay đã hơn 440 năm. Ban đầu, chính điện của chùa chỉ được xây dựng bằng tre lá, sau đó được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói. Năm 1960, chùa được sửa chữa lớn ở chánh điện và cho đến khi có được vẻ khang trang đẹp đẽ như hiện nay, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến năm 1999 chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa được xem như bảo tàng hoàn hảo về giá trị văn hóa nghệ thuật lẫn kiến trúc từ những chi tiết nhỏ đến tổng thể các hạng mục, gồm: Ngôi chánh điện, Sala, miếu Bà Đen, nhà hội của các sư sãi và tín đồ, phòng ở của các sư sãi và trụ trì, xung quanh các tháp cất tro cốt người chết...


 
 Lối vào vừa thanh bình vừa cổ kính tạo nên nét đặc trưng của chùa dơi

 

Bên ngoài chính điện được trang trí bằng các hoa văn, phù điêu mang đặc trưng của kiến trúc Khmer Nam Bộ. 


 
 Bên trong, là câu chuyện về sự tích Đức Phật Thích Ca qua 28 bức tranh được vẽ trên tường. Những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn.

 
 

 
 Bộ nhạc cụ dân tộc lưu giữ tại chùa dơi

 
 

Công trình tiêu biểu trong quần thể kiến trúc chùa Dơi là ngôi chính điện. Ban đầu ngôi chính điện được làm bằng gỗ, lợp lá dừa nước nhưng sau này thay bằng gạch, đá, xi măng và lợp ngói.


 

Mỗi công trình nghệ thuật tại chùa Dơi đều là một chỉnh thể mỹ thuật độc đáo bởi đôi tay điêu luyện của các nghệ nhân Khmer đã kiến tạo nên một quần thể kiến trúc đẹp bậc nhất với mái hai lớp ngói màu. 


 

Bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo biểu tượng rắn Naga cong vút, trên đỉnh chùa có một tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa đều có biểu tượng tiên nữ Kemnar với đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời chào đón, chúc phúc du khách tham quan 


 
 Xung quanh ngôi chánh điện là những ngôi bảo tháp (stupa) lát gạch men, kiểu dáng khác nhau, là nơi thờ tro cốt của các vị sư sãi cùng người thân quá cố theo phong tục dân tộc Khmer. Từ chánh điện, rảo bước về hướng tây du khách sẽ đến dãy nhà Sala, là nơi sinh hoạt cộng đồng, hội họp, làm lễ, tiếp khách và là nơi nghỉ ngơi của các sư, đôi khi nhiều đoàn hành hương cũng nghỉ đêm tại đây 

 
 Với khuôn viên rộng trên 3ha, bao quanh là những hàng cây sao, cổ thụ, kiến trúc tổng thể theo đặc trưng truyền thống chùa Khmer Nam Bộ với các họa tiết điêu khắc, trang trí, hoa văn chủ đạo là hình cánh sen cách điệu … vừa hài hòa, vừa tinh tế. Chùa Dơi được xem như một bảo tàng hoàn hảo về giá trị văn hóa nghệ thuật lẫn về mặt vật chất

 
Với khuôn viên rộng trên 3ha, bao quanh là những hàng cây sao, cổ thụ, kiến trúc tổng thể theo đặc trưng truyền thống chùa Khmer Nam Bộ với các họa tiết điêu khắc, trang trí, hoa văn chủ đạo là hình cánh sen cách điệu … vừa hài hòa, vừa tinh tế. Chùa Dơi được xem như một bảo tàng hoàn hảo về giá trị văn hóa nghệ thuật lẫn về mặt vật chất 

 


 
 

 

Nét độc đáo của Chùa Dơi chính là điểm di trú tự nhiên của của đàn dơi ngựa từ hàng trăm năm nay và kỳ lạ hơn là chúng chưa hề ăn hay phát bất cứ thứ gì trong vườn chùa. Ngoài đàn dơi tự nhiên, thì hàng trăm năm trước Chùa còn là nơi tụ hội của muôn chim, cò vạc, kéo về ngụ cư


 

Phía sau chùa Dơi có những ngôi mộ kỳ lạ. Trên mỗi ngôi mộ đều có vẽ hình của 1 con heo, heo 5 móng (heo thường chỉ có 3 móng).

Những con heo này được sư thầy nuôi và khi chết được lập mộ chôn tại đây. Hiện cũng có những khách du lịch thắp nhang cầu khấn tại mộ của heo 5 móng nhằm mong được ban cho những con số “thần tài”, “độc đắc”.

Theo người Khmer thì loài heo 5 móng là khắc tinh của loài người. Con heo 5 móng sẽ mang điềm xúi quẩy đến cho gia đình nào nuôi phải nó. Họ sẽ gặp bất hạnh, gia đình lục đục, xào xáo. Vì vậy, họ sẽ đem những con heo “thành tinh” này vào chùa cho các sư thầy nuôi. Từ 20 năm trước, họ đã luôn gửi nhờ heo 5 móng vào chùa cho đến bây giờ.


​​​​​​​

Tác giả bài viết: Anh Vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây