Musa Keita I lên ngôi năm 1312. Ông lấy hiệu cho mình là Mansa, có nghĩa là vua. Thời điểm đó, phần lớn châu Âu còn chìm trong chiến tranh trong khi châu Phi đã có nhiều đế chế hùng mạnh. Ông làm giàu từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là vàng.
Dưới thời trị vì của mình, Mansa mở rộng lãnh thổ của mình lên rất nhiều, lên hơn 2.000 dặm. Ông kiểm soát một vùng rộng lớn mà nay là bao gồm các quốc gia hiện đại như Mauritania, Senegal, Gambia, Guinea, Burkina Faso, Mali, Niger, Nigeria và Chad.
Năm 1324, ông thực hiện chuyến hành hương dài 4.000 dặm đến Mecca và tiêu một khoản tiền khổng lồ. Nhờ thế, vô số người được hưởng lợi từ chuyến đi của ông.
Sử sách miêu tả chuyến hành hương của Mansa phải khiến "mặt trời của châu Phi phải hổ thẹn". Đoàn tùy tùng của ông kéo dài ra khỏi tầm mắt với hàng chục nghìn binh lính, dân thường và nô lệ. Ngoài ra, còn có 500 người hầu mặc lụa là gấm vóc mang vác các hòm tiền vàng. Đến cả lạc đà và ngựa cũng mang theo lủng lẳng nhiều thanh vàng.
Khi dừng chân ở Cairo, ông đã tiêu rất nhiều tiền vàng để mua sắm và bố thí cho người nghèo. Số tiền ông chi ra tại đây nhiều đến mức dẫn đến tình trạng lạm phát và khủng hoảng tiền tệ nhiều năm sau đó.
Hình ảnh về chuyến đi xa hoa của vua Mansa được đưa vào bản đồ xứ Catalan vẽ năm 1375, khoảng 45 năm sau khi ông qua đời. Đây là một trong những tấm bản đồ quan trọng nhất thời trung cổ tại châu Âu.
Giàu có không phải là mối quan tâm duy nhất của nhà vua. Là một người Hồi giáo mộ đạo, ông đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thành phố Timbuktu. Tại đây, ông xây rất nhiều thánh đường, trường học và một trường đại học lớn.
Một trong những công trình vĩ đại của ông là thánh đường Hồi giáo huyền thoại Djinguereber tại Timbuktu. Trong ảnh tư liệu là phế tích của thánh đường được chụp lại.
Sau 25 năm trị vì, Mansa Musa băng hà năm 1337. Ông đã truyền ngôi lại cho con trai mình là Maghan I. Di sản về sự giàu có của ông còn tồn tại đến ngày nay với nhiều dấu tích đền đài, cung điện, bảo tàng. Thời đại của ông cũng là thời đại hoàng kim nhất của lịch sử Mali.
Phiên An (theo Business Insider)
Nguồn tin: kinhdoanh.vnexpress.net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn