Bí ẩn kỳ quái ở "địa ngục" sâu nhất Trái Đất: Giới địa chất đau đầu giải mã

Thứ ba - 28/03/2017 19:56
(PL News) - Ở vực thẳm sâu gần 11.000m này, sự sống có rất ít cơ hội tồn tại. Thế nhưng, các nhà khoa học lại phát hiện âm thanh kỳ quái nơi đây.
Bí ẩn kỳ quái ở "địa ngục" sâu nhất Trái Đất: Giới địa chất đau đầu giải mã

 

Bí ẩn kỳ quái ở 'địa ngục' sâu nhất Trái Đất: Giới địa chất đau đầu giải mã
Ảnh minh họa.

Hành tinh mà chúng ta đang sống vẫn ẩn chứa những điều kỳ bí mà cho đến nay khoa học dù mải miết đi tìm câu trả lời thì vấn đề vẫn chưa thể ngã ngũ.

Từ sa mạc nóng rãy ít người qua lại đến lòng đại dương sâu thẳm tưởng chừng không có sự sống vẫn văng vẳng đâu đó những âm thanh rền vang kỳ lạ.

Bí ẩn kỳ quái ở địa ngục sâu nhất Trái Đất: Giới địa chất đau đầu giải mã - Ảnh 1.

Hành tinh mà chúng ta đang sống vẫn ẩn chứa những điều kỳ bí mà cho đến nay khoa học chưa giải mã hết. Ảnh: Livescience.

Dưới đây là những âm thanh kỳ bí thách thức giới khoa học khắp thế giới trong nhiều năm:

Tiếng vọng ở nơi sâu nhất Trái Đất

Tháng 3/2016, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) công bố đoạn ghi âm tiếng vọng phát ra tại nơi sâu nhất trên Trái Đất - Vực thẳm Challenger (Challenger Deep).

Sâu 10.902 mét, vực thẳm Challenger là điểm sâu nhất được biết đến trên Trái Đất, nằm cuối phía nam của rãnh Mariana, phía tây Thái Bình Dương. Không ánh sáng cùng áp suất cực lớn, Challenger được xem là nơi không thể tồn tại sự sống - Nơi đây được ví như "địa ngục trên Trái Đất".

Bí ẩn kỳ quái ở địa ngục sâu nhất Trái Đất: Giới địa chất đau đầu giải mã - Ảnh 2.

Vực thẳm Challenger (khoanh tròn), sâu gần 11.000 mét, nơi được xem là "địa ngục trên Trái Đất". Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, dự án thăm dò động tĩnh dưới đáy đại dương của NOAA có thể khiến các nhà khoa học nghĩ lại.

Sử dụng micro thu âm được bọc bởi lớp titan có khả năng chống vỡ dưới áp suất khổng lồ của đại dương, các nhà khoa học thuộc NOAA tiến hành thả micro xuống điểm sâu nhất Trái Đất.

Sau gần một tháng micro được thả xuống, bất chấp những nguy hiểm từ áp suất của đại dương, đội nghiên cứu của NOAA thu được âm thanh kỳ lạ, được miêu tả lúc trầm âm u, lúc rít lên hoang dại.

Qua sàng lọc và phân tích, các nhà địa chất vẫn chưa tìm được nguồn gốc của âm thanh bí ẩn này. Tuy nhiên, đây là bước đầu cho quá trình khám phá điểm sâu nhất trên Trái Đất của giới địa chất Mỹ.

Ngoài ra, đội nghiên cứu còn ghi được các âm thanh khác nhau lẫn vào micro, bao gồm tiếng của loài cá voi, rung chấn động đất.

Tiếng gọi của chú cá voi xanh cô độc nhất hành tinh

Âm thanh của chú cá voi cô độc nhất thế giới được quân đội Mỹ tình cờ ghi lại vào năm 1989 trong khi đang dò tìm tàu ngầm hạt nhân của đối phương. Âm thanh có tần suất 52 hertz.

Các nhà khoa học cho hay, cá voi xanh liên lạc và tìm nhau qua tiếng gọi ở tần suất từ 10 đến 40 hertz. Việc chú cá voi này gọi bạn ở mức 52 hertz có thể khiến đồng loại của chúng không thể nghe được.

Vì thế, chú cá voi xanh được các nhà khoa học gọi là "cá voi cô độc nhất thế giới". Rất có thể, ngoài đại dương sâu thẳm kia, chú cá voi này vẫn cô độc trên hành trình tìm kiếm những người bạn của nó.

Bí ẩn kỳ quái ở địa ngục sâu nhất Trái Đất: Giới địa chất đau đầu giải mã - Ảnh 3.

Với tiếng vọng phát ra ở tần suất 52 hertz, chú cá voi này đang gặp khó khăn trong việc tìm đồng đội. Ảnh: Global News.

Theo ghi nhận mới nhất, âm thanh mà chú cá voi xanh này phát ra đã thấp hơn một chút, ở mức 47 hertz. Hi vọng, nỗ lực tìm kiếm đồng loại của "chú cá voi cô độc nhất thế giới" sẽ được đền đáp.

Hiện, các nhà khoa học đang dành nhiều công sức để tìm ra chú cá voi này với mong muốn đưa chú hòa nhập với đồng đội nơi đại dương xanh.

Taos Hum

"The Hum" được xem là một trong 10 bí ẩn chưa có lời giải đáp của nhân loại. Loạt âm thanh "khó chịu" và bí ẩn này đã thách thức giới khoa học hơn 3 thập kỷ.

Với tần số dao động từ 30 hertz đến 80 hertz, âm thanh được miêu tả như tiếng rền nhỏ, phát ra từ lòng đất ở thị trấn Taos, thuộc tiểu bang New Mexico (Mỹ). Vì phát ra thường xuyên ở Taos nên nhiều người đã gọi âm thanh này là Taos Hum.

Bí ẩn kỳ quái ở địa ngục sâu nhất Trái Đất: Giới địa chất đau đầu giải mã - Ảnh 4.

Thị trấn Taos ở bang New Mexico, Mỹ. Ảnh: Livescience.

Mặc dù khoa học đã vào cuộc và có nhiều giải thích về âm thanh "khó chịu" này nhưng mọi giả thuyết đưa ra đều có "kẽ hở". Chính vì thế, Taos Hum tiếp tục là bí ẩn tự nhiên lớn bậc nhất với con người.

"The Bloop"

Khi nói đến âm thanh kỳ bí xuất hiện trên Trái Đất, không thể không nói đến "The Bloop" bí ẩn dưới đại dương mà NOAA phát hiện được vào năm 1997.

NOAA ghi được âm thanh kỳ lạ này ở khoảng cách không tưởng: 5.000 km, phát ra ở độc sâu 4.300 mét dưới vùng biển cách Chile hơn 1.700km về phía Tây.

Bí ẩn kỳ quái ở địa ngục sâu nhất Trái Đất: Giới địa chất đau đầu giải mã - Ảnh 5.

The Bloop từng được cho là âm thanh của loài quái vật biển khổng lồ. Ảnh minh họa: Internet.

"The Bloop" được xem là bí ẩn tự nhiên gây nhiều tranh cãi nhất trong giới khoa học. Dù là giải thích nguồn gốc âm thanh đến từ cá voi, đứt gãy địa chất hay các hoạt động của con người thì không ai có thể giải thích được tại sao nó có thể được ghi lại ở khoảng cách 5.000km!

Chính vì thế, 20 năm kể từ ngày phát hiện, "The Bloop" vẫn là thách thức chưa lời giải đáp.

Nguồn tin: Tri Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây