ĐB Lưu Bình Nhưỡng: "Tôi khẳng định không nói bất cứ gì sai trái"

Thứ sáu - 02/11/2018 23:30
“Tôi giơ biển xin tranh luận sau tranh luận lần 2 của đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (nhưng không được phát biểu) không phải tranh luận lại nội dung mà muốn nói: Quy tắc làm việc ở Quốc hội là đại biểu được tôn trọng. Vấn đề tôi đưa ra là Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, nhưng Bộ trưởng không trả lời. Tại sao Bộ trưởng Bộ Công an không trả lời mà đại biểu khác lại tranh luận với tôi vấn đề này”, đại biểu (ĐB) Lưu Bình Nhưỡng nói.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng: "Tôi khẳng định không nói bất cứ gì sai trái"

   

 db luu binh nhuong: 'toi khang dinh khong noi bat cu gi sai trai' hinh anh 1

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (ảnh quochoi.vn).

Tại phiên chất vấn của Quốc hội diễn ra tranh luận sôi nổi giữa đại biểu đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) và Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) xung quanh chuyện “vi phạm khủng khiếp của cơ quan điều tra”. Đại biểu Cầu nói 2 lần, đại biểu Nhưỡng 1 lần, dù đại biểu Nhưỡng có giơ biển xin tranh luận, nhưng Chủ tịch Quốc hội đề nghị dừng cuộc tranh luận này tại hội trường. PV Dân Việt đã có trao đổi thêm với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng xung quanh câu chuyện này.

Hôm qua (1.11) khi giơ biển tranh luận lại đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An), nhưng Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị dừng cuộc tranh luận này tại hội trường, nếu được phát biểu ông sẽ nói gì?

- Tôi muốn nói phát biểu thêm của đại biểu tranh luận với tôi sau giờ giải lao đã không đúng với tinh thần như Chủ tịch Quốc hội đã nói trước đó. Trong giờ giải lao, trao đổi với đại biểu Nguyễn Hữu Cầu tôi nói cách đặt vấn đề của tôi là hệ quy chiếu hoàn toàn khác. Còn khi phát biểu ở hội trường, tôi đã nói không công bố số liệu vì đây là báo cáo mật, vì thế đã phải ngồi tính tỷ lệ phần trăm. Tôi đảm bảo con số đã chia chính xác. Cần phải nói rõ thêm là phụ lục trong báo cáo đó chỉ nói về một vấn đề, đó là vi phạm của các cơ quan trong hoạt động tư pháp. 

Tôi phải tính tỷ lệ để xem trong số vi phạm đó thì cơ quan nào có vi phạm cao hơn. Ví dụ, tổng số vi phạm của các cơ quan trong hoạt động đó là 10 thì phải xem cơ quan A vi phạm bao nhiêu, cơ quan B vi phạm bao nhiêu, cơ quan C là bao nhiêu, chính vì thế tôi phải chia tỷ lệ, cách làm đó là chính xác, khoa học.

Khi phát biểu tôi đã giãi bày trước Quốc hội, cử tri cả nước là mình làm việc một cách nghiêm túc, số liệu trong báo cáo mật tôi không công bố, chỉ nói tỷ lệ. Tôi không vi phạm quy định về bảo mật Nhà nước. Tôi khẳng định mình trung thực, khách quan, không lấy những gì ngoài luồng để đưa vào phát biểu, đây là cách làm việc của tôi. Cá nhân tôi cũng nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu trong đó có những đại biểu là Bộ trưởng, Ủy viên Trung ương Đảng, họ cho rằng cách nhìn nhận của tôi là khoa học.

Còn đại biểu Nguyễn Hữu Cầu khi tranh luận đã nói, phải lấy số vi phạm chia cho tổng số vụ việc. Tôi cho rằng đây là câu chuyện khác, đó là việc của ngành Công an. Ở đây tôi chỉ so sánh giữa các cơ quan với nhau để xem cơ quan nào vi phạm nhiều hơn, cơ quan nào làm việc tốt hơn.

Tôi giơ biển xin tranh luận sau tranh luận lần 2 của đại biểu Cầu (nhưng không được phát biểu) không phải tranh luận nội dung mà muốn nói: Quy tắc làm việc ở Quốc hội là đại biểu được tôn trọng. Vấn đề tôi đưa ra là Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, nhưng Bộ trưởng không trả lời. Tại sao Bộ trưởng Bộ Công an không trả lời mà đại biểu khác lại tranh luận với tôi vấn đề này?

Khi tranh luận, tôi không hiểu tại sao đại biểu Nguyễn Hữu Cầu là Đại tá Công an lại dám công bố số liệu trong báo cáo mật, lúc này phiên chất vấn của Quốc hội đang được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Về vấn đề này tôi sẽ có ý kiến với lãnh đạo Quốc hội.

Ông có nghĩ phát biểu chất vấn của mình trong ngày 31.10 chưa rõ có thể làm hiểu lầm dẫn tới phản ứng của đại biểu trong ngành Công an?

- Cũng có thể, bởi không phải ai cũng có thể nói hoàn hảo được. Nhưng tôi đã nói rõ đây là vi phạm của cơ quan điều tra chứ tôi không nói trong tổng số thụ lý đơn báo tố giác phạm, có 94% là vi phạm. Khi tôi xem trong báo cáo thấy vi phạm của cơ quan Công an nhiều nhất nên tôi so sánh với cơ quan tương đương, khi đặt so sánh không bao giờ đi đặt sai hệ quy chiếu, ví dụ không thể so sánh cơ quan công an với cơ quan không có chức năng trong hoạt động tư pháp. Tôi khẳng định lại là không nói bất cứ gì sai trái, đó là nguyên tắc làm việc của một chính khách. Khi tôi nói thái độ có thể rắn chắc, ngôn ngữ mạnh mẽ, còn sai thì không. Nếu tôi sai thì sẽ nhận lỗi ngay trước quốc dân đồng bào

Ông nghĩ sao về phản ứng của các cử tri trong lực lượng Công an trước phát biểu của ông?

- Việc phản ứng của các cử tri trong lực lượng Công an tôi rất chia sẻ, họ là những người làm trong ngành, đặc biệt là cán bộ điều tra. Tôi đã dự tính được vấn đề này, nhưng trách nhiệm trước nhân dân lớn hơn trách nhiệm trước một ngành nên phải chỉ ra. Tôi cho rằng giả sử những điều tôi nói ra anh em Công an cầu thị và chân thực có thể trao đổi với tôi. Những việc làm tốt, chưa tốt, tồn tại, hạn chế thì các báo cáo cũng đã nêu.

Tôi không vơ đũa cả nắm, cái gì làm tốt, hy sinh của anh em Công an tôi biết. Tôi biết điều này từ khi bắt đầu làm công tác pháp luật, tham mưu về cải cách tư pháp, cũng như tham gia thẩm tra, thẩm định các đề án của lực lượng Công an. Bên cạnh những mặt tốt, tôi biết trong số đó vẫn có “con sâu”.

Ông có muốn nói rõ việc này trong phiên thảo luận của Quốc hội về công tác phòng chống tội phạm tới đây?

- Tôi chưa có dự định.

Xin cảm ơn ông (!)

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây