Cách đây ba năm, khi còn giữ chức Phó Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc lúc đó cho rằng số nhân viên nhà nước “không có cũng được” phải lên đến 30%. Thực trạng này là đáng báo động, bởi chi phí bỏ ra để nuôi gần 5,5 triệu lao động trong khu vực nhà nước là không hề nhỏ. Chi thường xuyên, một phần là dành chi trả lương, chế độ cho những người làm việc cho bộ máy nhà nước, luôn tăng trong những năm qua và trong năm đã chiếm đến 65% tổng chi ngân sách.
Không thể phủ nhận nỗ lực của nhà nước trong việc cắt giảm biên chế trong thời gian qua. Tinh thần tiết kiệm, cắt giảm nhân lực tăng cao đến nỗi chỉ một số cơ quan, tổ chức, và địa phương phải kêu “khó” vì cán bộ làm không hết việc.Hiện chúng ta đang bước vào giai đoạn cải cách thứ 3 (2011 – 2020), sau hai giai đoạn trước đó khởi đầu cách đây 25 năm (1991 – 2000 và 2001 – 2010). Thế nhưng kết quả đạt được vẫn rất hạn chế. Theo số liệu về việc làm của Tổng cục Thống kê (2014), thì trong giai đoạn 2005 – 2014, lao động trong khu vực nhà nước vẫn tăng nhiều nhất (500 nghìn người). Đây cũng là khu vực có số giờ làm việc trong tuần trung bình thấp nhất (43 giờ, so với khối tư nhân và nước ngoài là 50 giờ). Đó là chưa tính đến hiệu quả của 43 giờ làm việc chính thức này.
Nhưng việc “tinh giản biên chế” còn gặp nhiều khó khăn với đặc thù chồng chéo với ba hệ thống hoạt động song song từ trung ương đến địa phương như ở nước ta (Đảng lãnh đạo – quản lý nhà nước – các tổ chức Dịch vụ công, do Nhà nước cung cấp thì cũng hướng đến mục tiêu cao nhất là tạo ra lợi ích tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp với chi phí phải chăng nhất.
“Khách hàng” của bộ máy nhà nước là người dân, cho nên đánh giá chất lượng năng lực không thể tách rời việc tiếp nhận ý kiến của người dân. Nếu xét theo tiêu chí này, con số 27,3% - 47,1% người dân được hỏi không hài lòng với công chức, theo một khảo sát mới được công bố bởi Bộ Nội vụ, là khó chấp nhận.
Hơn nữa, cũng như các doanh nghiệp cần kiểm toán độc lập, bộ máy nhà nước cần có sự giám sát từ các chỉ số được xây dựng bởi các tổ chức bên ngoài, ví dụ như chỉ số quản trị hành chính công (PAPI), thay vì chỉ đóng cửa bảo nhau.
Những việc trên là khó, nhưng không phải là không thể nếu có quyết tâm. Tinh giản biên chế là một quá trình đau đớn, nhưng cũng giống việc cắt bỏ ruột thừa, nếu không thực thi hiệu quả thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến không chỉ sự thịnh vượng của đất nước mà còn là sự tồn tại của hệ thống.
Tác giả bài viết: Khắc Giang
Nguồn tin: vietnamnet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn