Ép người khác viết giấy vay tiền để đòi nợ có thể bị phạt 20 năm tù

Thứ sáu - 04/01/2019 02:01
Theo luật sư, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, có thể bị phạt tù lên đến 20 năm.
Ép người khác viết giấy vay tiền để đòi nợ có thể bị phạt 20 năm tù

 

Chồng tôi có việc gấp nên đã vay 90 triệu đồng của chủ một hiệu cầm đồ, thỏa thuận trả trong 3 ngày với lãi 1,25 %/tháng. Đến hẹn, do không trả được tiền nên chủ nợ đã ép chồng tôi lên ôtô, đánh đập và đe dọa, bắt ký vào giấy vay tiền 300 triệu đồng. Hành vi của chủ hiệu cầm đồ có vi phạm không?

Giải đáp băn khoăn của chị Hà Thị Trang (quê Nghệ An), luật sư Lý Thị Hòa - Văn phòng luật sư Hoàng Hưng, nhận định hành vi của chủ hiệu cầm đồ đã có dấu hiệu của tội Cưỡng đoạt tài sản, quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015.

Ep nguoi khac viet giay vay tien de doi no co the bi phat 20 nam tu hinh anh 1
Luật sư Lý Thị Hòa.




























Cụ thể, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, với người dưới 16 tuổi hay phụ nữ có thai,... thì bị phạt từ 3 năm đến 10 năm tù. Nếu chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Theo luật sư, đặc trưng cơ bản của tội Cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người khác bằng thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác, làm cho người đó lo sợ mà phải giao tài sản.

Như vậy, hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác mà người phạm tội thực hiện là nhằm chiếm đoạt tài sản.

Luật sư phân tích, Cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức. Do đó, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi đe dọa nhằm uy hiếp tinh thần của người khác, thì tội phạm đã hoàn thành.

Nếu đã gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hay nhẹ.

Còn nếu hậu quả chưa xảy ra, nngười phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản và chưa thực hiện hành vi đe doạ, thì hành vi đó thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội.

Điều 170 Bộ luật hình sự không quy định trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác là tình tiết định khung hình phạt. Do đó, nếu người phạm tội gây thương tích cho người khác, thì tùy từng trường hợp mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Nguồn tin: Theo Zing.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây