Ông nghĩ sao nếu so sánh Hà Nội có Luật thủ đô trong khi TP.HCM chỉ mong muốn có chính quyền đô thị?
Nếu những luật đó có lợi cho cả chung cho cả nước thì nên cho cả TP. HCM lẫn Huế, Đà Nẵng và Hải Phòng. Cho nên TP. đặt vấn đề là đúng chứ không phải sai nhưng nên đặt vấn đề chung chứ không nên là riêng cho Sài Gòn-TP. HCM.
Nếu có dịp, hãy ra TP. Đà Nẵng để thấy nơi đây phát triển nhanh như thế nào, bứt phá ra sao. So với tiềm lực thì sự phát triển của Đà Nẵng là quá hay. Đà Nẵng biết kêu gọi, uyển chuyển trong mọi vấn đề. Quan trọng nhất là biết thu phục lòng người. Ví dụ để giải phóng một con đường liên quan đến biết bao con người vừa là cán bộ, vừa là nhân dân, ông Nguyễn Bá Thanh đã vận động, thuyết phục những cán bộ, nhân dân liên quan cùng đồng hành với TP. Tích cực tham gia. Sự vào cuộc của đông đảo nhân dân giúp cho Đà Nẵng vượt qua hạn chế về nguồn lực đầu tư.
Với điều kiện chung của chúng ta thế này, chúng ta không làm được như Đà Nẵng vì chúng ta kém hay vì cơ chế bó buộc? Tôi hoàn toàn không phủ định rằng cả cái cơ chế nặng nề đang đè năng lên cả đât nước chứ không riêng gì TP. HCM.
Vừa là đầu tàu kéo, đồng thời cũng phải tạo ra lực đẩy. Đây chính là là vị trí, là vai trò của TP.HCM với cả nước. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Nếu TP. HCM đột phá được thì tôi hy vọng là sẽ mở ra cho cả nước chứ không riêng gì TP. Hồ Chí Minh. Đó là điều tôi tâm đắc nhất và cũng là lý do vì sao tôi không muốn đưa TP. Hồ Chí Minh vào đặc khu kinh tế hay một cơ chế đặc thù riêng gì đó. Vì đặc khu kinh tế là một trong những mô hình nếu thành công thì không bao giờ có thể mang ra ngoài để nhân rộng được.
Mà không phải chuyện TP.HCM đóng góp cho ngân sách nhà nước nhiều hơn mà vấn đề là TP.HCM phải truyền được cảm hứng cho các tỉnh thành khác cùng phát triển.
Tức là TP phải vừa là đầu tàu kéo, đồng thời cũng phải tạo ra lực đẩy. Đây chính là là vị trí, là vai trò của TP.HCM với cả nước.
Như ông đã chia sẻ, ông yêu TP này, gắn bó máu thịt với TP này và cũng rất hiểu TP này. Vì sao ông cho rằng, khi TP làm ra 1/3 GDP của cả nước thì chứa đựng rất nhiều sự rủi do?
Nói thật thế này. Khi nào TP. HCM làm ra 1/5, 1/10 GDP của cả nước, tức là tỷ lệ đóng góp ngày càng nhỏ, con số tuyệt đối thì tăng. Còn khi TP. HCM làm ra 1/3 GDP của cả nước là đang chứa đựng rất nhiều sự rủi do. Vì sao ư?
Vì giả sử, nếu có chuyện đại sự xảy ra, thì 1/3 sức mạnh của đất nước bị ảnh hưởng. Điều đó nói lên sức mạnh của nhà nước không được rải đều mà tập trung vào một chỗ, sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Bản thân cái số tổng thể 1/5, 1/10 đóng góp cho GDP rất lớn rồi, các địa phương khác họ cùng lớn lên rất nhiều là tốt nhất. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên để đóng góp cho cơ chế phù hợp cho TP.HCM, theo tôi là phải đồng hành cùng cả nước.
Và đó cũng là vì TP.HCM vì ngay từ đầu chúng ta đã xác định rõ “TP vì cả nước, cả nước vì TP”.
Sài Gòn-TP. HCM sẽ phát triển đúng và có ích khi sự phát triển đó lan tỏa cho cả đất nước, không chỉ bằng vật chất mà phải bằng cả tư tưởng, bằng phong cách, bằng cách làm. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Theo ông, đâu là những chính sách của TP.HCM đã hạn chế chính mình mà cần phải xem xét lại?
Chính sách đầu tư nước ngoài của TP.HCM chưa uyển chuyển bằng các địa phương khác. Vĩnh Phúc sau này có tốc độ GDP nhanh nhất cả nước, chứ không phải là TP. Hồ Chí Minh.
Sài Gòn-TP. HCM sẽ phát triển đúng và có ích khi sự phát triển đó lan tỏa cho cả đất nước, không chỉ bằng vật chất mà phải bằng cả tư tưởng, bằng phong cách, bằng cách làm. Đó mới là cái điều mà cả nước trông đợi ở TP. Hồ Chí Minh bởi vì TP. Hồ Chí Minh hội tụ đủ những yếu tố đó, hội tụ cả số lượng và chất lượng.
Tại sao sân bay TP. HCM vừa mới làm ra thì đã nghẹt cứng khách?
Đây là thời điểm lịch sử để TP. Hồ Chí Minh nhận trách nhiệm cao cả đó về mình sau 42 năm phát triển và hội nhập đầy trăn trở suy tư rất trách nhiệm!
Xin cảm ơn ông Lê Kiên Thành đã dành thời gian cho chúng tôi.
Tác giả bài viết: Duy Chiến
Nguồn tin: vietnamnet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn