3 đại gia tuổi Dậu giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam
Bà Phạm Thu Hương - vợ Tỉ phú đô la Phạm Nhật Vượng, Triệu phú Nguyễn Đức Tài - ông chủ Thế giới Di động và bà chủ Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - Cao Thị Ngọc Dung là những đại gia Việt tuổi Dậu giàu có, nổi tiếng, tài giỏi.
Ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch HĐQT & Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Thế giới Di động |
Bà Hương hiện giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, luôn nằm trong top đầu những nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Còn ông Tài đứng thứ 6 trong danh sách 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Bà Dung được giới trong ngành mệnh danh là "nữ tướng vàng nữ trang" khi dẫn dắt một doanh nghiệp trang sức hàng đầu Việt Nam.
Xem xét chế độ của ông Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cho biết Bộ Nội vụ và Bộ Công thương đang nghiên cứu xem xét các chế độ liên quan đến ông Vũ Huy Hoàng.
Ngày 28/12, Thủ tướng chính thức ký quyết định xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015 đối với đồng chí Vũ Huy Hoàng. Toàn bộ chế độ, chính sách liên quan, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ và Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng về vấn đề này.
Ông Vũ Quang Hải sắp bị Sabeco miễn nhiệm |
Ông Vũ Quang Hải sắp bị Sabeco miễn nhiệm
Tổng công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2017, trong đó có nội dung miễn nhiệm chức danh thành viên hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2013-2018 vớiông Vũ Quang Hải.
Trước đó, ngày 21/12 ông Vũ Quang Hải đã có đơn gửi HĐQT của Sabeco xin từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị.
Nữ tỷ phú “hủi”
Người ta hay gọi bà là Hằng “hủi”, nhưng bà lại là một tấm gương về nghị lực phi thường vươn lên trong cuộc sống. Từ những khó khăn, thương tích chiến tranh, chồng bỏ đi, gia đình, họ hàng nhà chồng lạnh nhạt, ruồng bỏ, bà Hằng đau đớn ôm con thơ trở về Thái Bình. Bà quyết định biến ao tù của mẹ lâu nay bỏ hoang thành ao nuôi cá. Ngâm nước lâu ngày, chân bị lở loét.
Mặc cho người làng khinh miệt, mặc cho miệng tiếng thị phi, bà tiếp tục sống, tiếp tục thả cá, nuôi lợn, nuôi gà. Rảnh là bà móc đất đóng gạch để xây cho 2 mẹ con căn nhà. Sau một năm trời bà cho ra lò một vạn tám gạch, đủ xây một ngôi nhà khang trang. Có nhà, bà tiếp tục nuôi lợn, nuôi gà, rồi ba ba. Nay bà đã là Doanh nhân tiêu biểu của quê lúa.
'Dị nhân' bỏ 10 năm qua 18 quốc gia… tầm gà
Trần Nhữ Giáp hiện nay được dân chơi đồ cảnh xem như một “lão làng” trong lĩnh vực sưu tầm, bảo tồn và nhân giống các loại chim, gà quý hiếm. Những năm qua anh đã lặn lội qua 18 quốc gia để sưu tầm, săn lùng các giống chim, gà quý hiếm. Đọc trên báo, trên mạng thấy ở đâu có một loài quý hiếm là anh lại lập tức khăn gói lên đường tìm cách đưa bằng được về Việt Nam.
Trong trang trại của anh hiện giờ có nuôi hơn 15 giống gà quý hiếm của Việt Nam và các nước khác. Những giống gà thuần chủng trong nước như gà Chín cựa, gà Đông Tảo, gà rừng đều đã được nhân giống dễ dàng nên giá thành cũng hạ đi rất nhiều. Chẳng hạn gà Đông Tảo hay gà Chín cựa có giá bán chỉ khoảng 400.000 – 500.000 đồng/kg.
Anh Trần Nhữ Giáp với chú gà đen Indo có giá đắt nhất trên thị trường hiện nay. |
Cử nhân lên núi chăn bò, đút két hơn 2 tỷ/năm
Phan Doãn Huấn ở tiểu khu 26/7 thị trấn Nông trường Mộc Châu (Sơn La) từng tốt nghiệp chuyên ngành điện tử viễn thông tại Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó đi làm cho một công ty với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Sau 6 tháng làm đúng chuyên ngành được học, anh quyết định xin nghỉ việc, về quê kế nghiệp nuôi bò sữa của gia đình.
Sau 8 năm, con số này là 120 con, gấp gần 4 lần. Trong đó, có 44 con đang cho sữa, với 1,2-1,3 tấn/ngày. Tính ra, mỗi tháng anh đút túi hơn 200 triệu đồng tiền lãi. Thu nhập ổn định với 2,4 tỷ đồng/năm (chia đều cho các thành viên).
Bỏ chức giám đốc về cứu nguy đàn gà cổ thuần Việt
Nguyễn Xuân Hòa mới theo nghiệp nuôi gà được khoảng 5 năm nay. Trước đây, đã có thời gian anh làm cho một ngân hàng lớn ở Hà Nội, sau chuyển sang làm giám đốc cho một công ty kinh doanh dịch vụ lớn.
Anh quyết định bỏ việc, bắt tay vào tìm các giống gà đặc sản thuần chủng của Việt Nam về gây giống, nhân đàn nuôi. Đến nay, sau 5 năm gắn bó với con gà tôi đã bảo tồn được rất nhiều giống gà đặc sản như gà ri cổ thuần chủng, gà H’Mông, gà Đông Tảo, gà Chín cựa, gà Tè, gà Hồ Chi nhị, gà Hồ Lạc thổ,...
Bố chồng Hà Tăng nói chuyện xài hàng hiệu
Đúng 20 năm sau, khi Việt Nam gia nhập WTO, việc kinh doanh hàng hiệu trong nội địa của ông Hạnh Nguyễn đã được thực hiện. Điểm đến đầu tiên là khách sạn Rex, TP.HCM sau đó là Tràng Tiền Plaza, với sự góp mặt của hàng loạt tên tuổi lớn cùng lúc như Chanel, Louis Vuitton, Burberry, Salvatore Ferragamo, Cartier...
Hỏi về việc dùng hàng hiệu, ông cũng như các con chỉ mặc đồ hiệu đắt tiền khi đi sự kiện, vì đó là yêu cầu của ngành kinh doanh này. Còn ăn mặc thường ngày thì như thế nào miễn thoải mái, lịch sự là được.
Ông Hạnh Nguyễn cho biết để kinh doanh được hàng hiệu đúng nghĩa ông phải mất đúng 20 năm lăn lộn. |
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn là một trong những doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam, hiện là Tổng đại diện của Philippines Airline tại khu vực Đông Dương. Tên tuổi của ông được biết đến với Tập đoàn kinh doanh đa quốc gia IPP, tập đoàn nắm giữ 30% thương hiệu thời trang nổi tiếng của thế giới ở Việt Nam, với khoảng 70% thị phần.
Chạn bát lập nghiệp của Trương Đình Anh
Trương Đình Anh hài hước tả gia sản lập nghiệp của mình: “Tài sản quý nhất là một chiếc PC Server IBM chạy phần mềm TTVN Server và 12 cái modem xếp chồng lên nhau trong một chiếc chạn bát bằng nhựa mua ngoài siêu thị, được một chiếc quạt cây thổi liên tục cho mát”.
Là một lãnh đạo quyết liệt, mạo hiểm trong công việc, nhưng Đình Anh lại là một người đàn ông của gia đình. Anh rất ít đi công tác, hoặc đi thì luôn tranh thủ về sớm, chiều cứ 5 giờ là về, chơi với con cái và ăn cơm vợ nấu. Sau kết hôn, trong 5 năm, chị sinh cho chồng liền bốn cậu con trai xinh xắn đều được đặt tên là Anh.
Gặp lại Liên Khui Thìn
Liên Khui Thìn được biết đến từ vụ án Tăng Minh Phụng, một người đã từng được xem là một trong những doanh nhân giàu nhất nước.
Sau khi ra tù, ông đã tìm đến bạn bè, người thân vận động, thuyết phục họ cùng tham gia thành lập quỹ Hoàn lương, sau đó, ngày 23/11/2011 UBND TP.HCM cho phép đổi tên thành “Quỹ Hòa nhập và phát triển cộng đồng”. Mô hình này thiết thực ở chỗ đã tư vấn, trợ giúp pháp miễn phí cho đối tượng Quỹ; kết hợp với ban ngành của Công an TP.HCM tuyên truyền, tọa đàm về hoạt động tái hòa nhập cộng đồng.
Một người đã từng được xem là một trong những doanh nhân giàu nhất nước |
Gương mặt Startup Việt
Nguyễn Hoàng Trung ra đời trang mạng xã hội chia sẻ về các món ăn, địa điểm ăn uống có tên Lozi. Ðến nay, Lozi đã có hơn 2.000 cửa hàng đăng ký; 2,7 triệu người dùng thường xuyên và doanh thu 300.000 USD năm 2015 từ 200 USD mỗi cửa hàng phải trả hằng tháng để được quảng cáo trên ứng dụng. Trung cùng hai người bạn đồng sáng lập đã kêu gọi đầu tư thành công từ quỹ đầu tư nước ngoài danh tiếng Golden Gate Ventures với số tiền lên đến hơn 1 triệu USD.
Tham vọng của CEO xe đạp điện |
Lê Hoàng Long, Giám đốc điều hành Pega càng quyết tâm làm bằng được chiếc xe đạp điện thương hiệu Việt. Từ thương hiệu Hkbike nổi tiếng, Long đã quyết định táo bạo đổi tên thương hiệu sang Pega. Sau 4 năm, từ một showroom nhỏ, đến nay doanh nghiệp của Long đã có đến 230 showroom bán hàng độc quyền và 500 điểm bán trên cả nước. Đơn vị này cũng đang xây dựng nhà máy lắp ráp rộng 15.000m2 tại Bắc Giang, với máy móc và công nghệ hiện đại, công suất thiết kế đạt 40.000 xe/tháng.
Tác giả bài viết: Bảo Anh (Tổng hợp)
Nguồn tin: Theo Vietnamnet:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn