Các nhà khoa học nhận định rằng, tên lửa siêu thanh của Nga "ăn đứt" Mỹ khi siêu tên lửa Sarmat của Nga dự kiến được đưa vào trực chiến năm 2018.
Sarmat được mệnh danh là "quỷ Satan-2" vì nó được chế tạo nhằm thay thế loại tên lửa R-36M Voyevoda (NATO gọi là SS-18 Satan) ra đời vào năm 1986. Sarmat có sức công phá lớn đến mức san bằng được những khu vực lãnh thổ có diện tích tương đương nước Pháp hoặc bang Texas của Mỹ. Đồng thời, những cải tiến trong công nghệ tên lửa giúp nó có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ hiện đại nhất của Mỹ và các đồng minh NATO đặt tại châu Âu cũng như hệ thống THAAD được Mỹ lắp đặt tại Hàn Quốc.
Đầu đạn của Sarmat được trang bị công nghệ dẫn đường tối tân để có thể né tránh tên lửa đánh chặn. Nó có sức công phá đến 40 megaton, gấp 2.000 lần các quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki tại Nhật Bản hồi năm 1945. "Hiệu quả (của Sarmat) hơn hẳn các loại tương tự của Mỹ", Vasily Fomin, Giám đốc Viện Hàn Lân Khoa học Nga chi nhánh ở Siberia cho biết.
Ông Fomin cũng nhấn mạnh công nghệ tên lửa siêu thanh của Mỹ đang đi trước Mỹ từ 10 đến 15 năm khi Sarmat có khả năng bay với tốc độ gấp 5 lần âm thanh..
Bình luận RS-28 Sarmat,chuyên gia quân sự Alexei Leonkov nhấn mạnh, các đối thủ của Nga có lý do để run sợ trước loại tên lửa tối tân này.
"Các đặc điểm của nó rất ấn tượng khiến đối thủ của chúng tôi có lý do để phải run sợ trước nó. Tầm bắn lên tới 18.000 km và có khả năng mang theo từ 10 đến 16 đầu đạn, RS-28 Sarmat sẽ bay tới các mục tiêu của nó với tốc độ siêu thanh khiến không hệ thống phòng thủ nào của Mỹ có khả năng chặn chúng", ông Leonkov nhấn mạnh.
Trong khi đó, chuyên gia về kinh tế chính trị Mỹ, tiến sĩ Paul Craig Roberts nhận định, so với siêu tên lửa RS-28 Sarmat thì hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nhật Bản hồi năm 1945 chỉ là "đồ chơi". Theo ông Roberts, RS-28 Sarmat có sức công phá đủ mạnh để “xóa sạch 3/4 diện tích bang New York của Mỹ” trong chớp mắt.
Tác giả bài viết: Phương Đăng
Nguồn tin: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn