Sáng 3/2, lễ hội Tịch Điền Đinh Dậu được tổ chức tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông và là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội.
Theo một số tài liệu, mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền. Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm lễ Tịch Điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày Tịch Điền với các hình thức khác nhau.
Hàng nghìn người dân địa phương và du khách đã đón xem lễ hội từ sáng sớm.
Lễ hội diễn ra với các nghi thức truyền thống như: Trống hội, múa rồng, đọc văn trình, lễ dâng hương...
Màn đánh trống khai hội do phụ nữ xã Đọi Sơn thực hiện.
Cụ Đinh Trọng Tế (89 tuổi ở thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn) hóa trang vua Lê Đại Hành cày những luống đầu tiên tại lễ hội Tịch Điền 2017.
Năm nay, Lễ Tịch Điền ngoài thực hiện nghi thức cày trâu còn có thêm cày máy.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng một số vị lãnh đạo lái 6 chiếc máy cày thực hiện nghi thức xuống đồng đầu năm. Lễ hội năm nay, tỉnh Hà Nam phát động “Ngày hội xuống đồng, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”.
Trải qua lịch sử, lễ hội Tịch Điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc.
Các thôn nữ gieo những hạt giống đầu tiên trên ruộng Tịch Điền.
Nguồn tin: Theo Vnexpress:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn