"Tử thần giấu mặt": Hại chết nhiều nhà khoa học lớn khắp thế giới

Chủ nhật - 23/06/2019 22:45
Khoa học không chỉ cần sự nghiên cứu mà cần cả sự can đảm. Để chứng minh các ý tưởng của mình, các nhà khoa học phải mạo hiểm cả tính mạng.
"Tử thần giấu mặt": Hại chết nhiều nhà khoa học lớn khắp thế giới

Và có một nguyên tố hóa học đã âm thầm sát hại các nhà khoa học nghiên cứu về nó. Đó chính là nguyên tố Flo.

Nhà hóa học đầu tiên qua đời vì Flo

Carl Wilhelm Scheler (1742-1786) là nhà hóa học người Thụy Điển, nổi tiếng vào nửa cuối thế kỷ 18. Ông được bầu vào Viện Hàn Lâm Khoa Học Thụy Điển vào năm 1775. Ông và các sinh viên của mình luôn năng nổ trong lĩnh vực nghiên cứu. Năm 1771, ông cùng các cộng sự quyết định đun nóng Flo (F) với Axit Sunfuric (H2SO4 - Sulfuric acid).

Tuy nhiên, các lọ thủy tinh đã bị ăn mòn và ông cho rằng dung dịch kết hợp giữa hai loại chất trên là một loại axit. Ông đặt tên cho nó là Axit Flohidric (HF - Hydrofluoric acid). Vào thế kỷ 18, Carl Wilhelm Scheler được cho là đã thử "nếm" một vài chất hóa học mà mình nghiên cứu. Chưa có thông tin xác nhận rằng ông từ thử Axit Flohidric.

Nhưng với việc tiếp xúc với với Axit Flohidric, sức khỏe của ông đã không được đảm bảo. Ông mất ngày 21/5/1786, khi 44 tuổi.

 

'tu than giau mat': hai chet nhieu nha khoa hoc lon khap the gioi hinh anh 1

Chân dung nhà hóa học người Thụy Điển Carl Wilhelm Scheler (Ảnh: Sohu.com)

Nhà vật lý may mắn thoát chết vì không để tâm tới Flo sau một lần thất bại

Năm 1813, Humphry Davy, nhà vật lý người Anh đã quyết định dùng... dòng điện nhằm hi vọng tìm ra một nguyên tố dẫn điện tốt và mới. Và ông đã táo bạo dùng dòng điện để thử với nguyên tố Flo.

Khi bắt đầu, ông sử dụng bạc Clorua ( AgCl - Silver chloride ) và Platin (còn gọi là bạch kim) để làm chất dẫn điện tới Axit Flohidric trước. Tuy nhiên, kết quả là Platin đã bị ăn mòn. Humphry Davy đánh giá việc Platin bị ăn mòn là một kết quả tốt, không nản chí, ông lại quyết định dùng Flo là... vật dẫn điện.

Davy cho rằng Flo là một sản phẩm của quá trình oxy hóa vì thế nó sẽ không bị tiếp tục oxy hóa (ăn mòn) nữa.

 

'tu than giau mat': hai chet nhieu nha khoa hoc lon khap the gioi hinh anh 2

Nhà vật lý Humphry Davy vừa là nhà khoa học, vừa là một quý tộc người Anh (Ảnh: Sohu.com)

Ông tiếp tục thí nghiệm và kết quả thu được chỉ là một loại chất cũ: Oxy. Dường như kết quả của quá trình điện phân này là nước. Ông bị suy giảm về sức khỏe và quyết định tập trung vào công việc khác thay vì để tâm tới Flo. Tuy nhiên, ông mất khi bước qua tuổi 50.

Đồng sự của Humphry Davy là nhà hóa học người Pháp Joseph Louis Gay-Lussac tiếp tục nghiên cứu Flo vào năm 1834.

Hai anh em nhà khoa học mất mạng và tàn tật vì Flo

Năm 1836, anh em Knox (hai nhà hóa học người Iceland) đã tiến hành thí nghiệm giữa flo và clo đậm đặc (Cl), họ kết hợp chúng với một miếng vàng lá. Thực tế ban đầu đã cho ra một chất hợp nhất giữa flo với vàng (Au – gold).

Tuy nhiên flo dần dần ăn mòn vàng. Nhưng điều đáng tiếc nhất là cả hai anh em đã bị nhiễm độc. Người anh Thomas Knox đã chết sau đó và George Knox đã phải đến Italia và mất tới ba năm điều trị nhưng vẫn mang di chứng suốt đời. Sau hai anh em nhà Knox thì có một nhà hóa học người Bỉ là Ruyette cũng đã thử thực hiện thí nghiệm này.

Mặc dù đã có biện pháp phòng ngừa nhưng ông vẫn qua đời do ngộ độc vì tiếp xúc với Flo một thời gian dài.

Năm 1854, nhà hóa học người Pháp Edmond Fremy đã tiến hành điện phân các chất Canxi Florua (CaF2), Kali Florua (KF) và Bạc (I) Florua (AgC)l nhưng dù đã có kết quả nhất định. Edmond Fremy vẫn không tài nào tách và lấy được được Flo.

Thành quả duy nhất là Canxi (Ca) xuất hiện ở cực âm còn một loại khí đã thoát ra ở cực âm.

Giải Nobel cho người phân tách được Flo nhưng cái giá phải trả cũng không hề nhỏ

 

'tu than giau mat': hai chet nhieu nha khoa hoc lon khap the gioi hinh anh 3

Nhà hóa học nổi tiếng người Pháp Henry Moissan trong văn phòng của mình (Ảnh: Sohu.com)

Sau nhiều thất bại của các khoa học gia trước đó. Henri Moissan (nhà hóa học người Pháp đầu tiên nhận giải Nobel) đã tìm ra cách tách được Flo. Năm 1885, Moissan bắt đầu công trình nghiên cứu để đời đời của mình. Ông đã dành vài tuần để tham vấn các tài liệu khoa học và nghiên cứu gần như tất cả các công trình về flo và các hợp chất của nó.

Ông tin rằng các phương pháp đã từng được tiền bối không thể tách riêng flo, và chỉ có một phương pháp mà nhà hóa học Hurmphry Davy tuy đã đề ra nhưng chưa được thử nghiệm. Phương pháp đó của Davy cho rằng sự liên kết giữa phốt pho và oxy là cực kỳ mạnh.

Nếu có thể tách flo từ Photpho Florit (PF3 - Phosphorus trifluoride) thì Flo sẽ được hình thành. Vì không có cách nào để điện phân Photpho florit vào thời điểm đó, người ta cho rằng thí nghiệm là bất khả thi.

 

'tu than giau mat': hai chet nhieu nha khoa hoc lon khap the gioi hinh anh 4

Dụng cụ phân tách Flo mà Henry Moissan đã sử dụng để làm thí nghiệm (Ảnh: Sohu.com)

Sau một vài thất bại, ông quyết định dùng các chất Kali Florua, Asenic Florit (AsF3 - Arsenic trifluoride) và Phopho Florit để thực hiện thí nghiệm điện phân và làm nguội lạnh. Để rồi cuối cùng ông đã thành công khi tách được Flo khỏi hợp chất. Đó là vào năm 1886, một năm sau khi ông bắt đầu công trình nghiên cứu của mình.

Phải đến năm 1906, Henry Moissan mới được trao giải Nobel hóa học cho thành tựu tách đơn chất Flo và phát minh ra lò điện phục vụ nghiên cứu. Ông mất năm 1907 ở tuổi 54 vì bạo bệnh. Trước khi ra đi, ông cũng nói rằng chính chất Flo đã âm thầm cướp đi sinh mạng mình.

Theo PV (Trí Thức Trẻ)

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây