Theo đó, đảo nhân tạo thành được chia thành 2 khu vực quân sự và dân sự. Đá Su Bi vốn là rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nằm cách đảo Thị Tứ khoảng 26 km về phía tây nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ 1988.
Từ năm 2015, Trung Quốc đã tiến hành hút cát, nghiền san hô để lấp biển, bồi đắp thành đảo nhân tạo với diện tích hơn 4,3 km
2, trở thành đảo lớn thứ hai ở Trường Sa (sau đảo nhân tạo Vành Khăn rộng 5,6 km
2 cũng do Trung Quốc bồi đắp phi pháp) rồi gia tăng ồ ạt các hoạt động cải tạo, đã hoàn tất nhiều công trình nhà ở, doanh trại quân đội, đài radar, đèn biển…
Các tàu cuốc xây dựng công trình đang hoạt động |
Hiện nay tại Su Bi, Trung Quốc đã xây dựng một đường băng 3.250 m x 55 m - dài nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực Biển Đông - có thể cất hạ cánh các máy bay vận tải hạng trung và máy bay chiến đấu. Báo chí Trung Quốc cho rằng, sân bay ở Su Bi cùng với các sân bay ở Phú Lâm, Chữ Thập và Vành khăn tạo thành cụm sân bay hình chữ “phẩm” (品) trên Biển Đông. Các loại công trình, cơ sở thiết bị trên đảo đã cơ bản hoàn thành.
Tuy nhiên, các bức ảnh vệ tinh chụp mới đây hiện Trung Quốc vẫn đang duy trì các tàu công trình lớn hoạt động tại lòng hồ phía bên trong đảo; thời điểm nhiều nhất có tới hơn 10 chiếc tiếp tục hút và phun cát để bồi đắp, mở rộng thêm diện tích. Cũng theo
DWNews, qua phân tích các tư liệu nắm được thì thấy Trung Quốc có ý đồ biến Su Bi thành cứ điểm chiến lược trọng yếu ở Biển Đông.
Chia sẻ
Bản đồ quy hoạch mở rộng đảo nhân tạo Su Bi. Phía trên là khu vực dân sự, phía dưới dành cho lực lượng vũ trang và các công trình quân sự |
Thuận Hóa
(Ảnh: Chụp màn hình Diễn đàn nghiên cứu Nam Hả