Tranh tụng 'nảy lửa'
Phiên tòa sơ thẩm lần hai vụ án tai biến chạy thận làm chết 9 người tại BVĐK Hòa Bìnhđến hôm nay (24/1) đã đi đến ngày thứ 10. Không ngoài dự đoán của chúng tôi, ngày 22 và đặc biệt 23/1, phiên tòa đặc biệt 'nảy lửa' với phần tranh tụng về bản luận tội đối với bị cáo - bác sĩ Hoàng Công Lương.
Trước đó, ngày 22/1 và buổi sáng 23/1, không khí tòa đã 'nóng' dần lên khi luật sư của các bị cáo Đỗ Anh Tuấn, Trương Quý Dương, Bùi Mạnh Quốc... lần lượt phát biểu, và đa số họ phản đối luận tội của đại diện VKSND TP Hòa Bình với thân chủ của mình.
Đến lượt mình, luật sư Hoàng Ngọc Biên thậm chí còn cho rằng VKS đã phạm luật, đồng thời ông nêu ra 8 điểm quyết tranh luận với cơ quan tố tụng - 8 câu hỏi mà luật sư này cho rằng là các vấn đề rõ ràng nhưng không hiểu sao đều bị bỏ qua (xem chi tiết).
Luật sư Hoàng Ngọc Biên tranh tụng.
Sau luật sư Biên là đến luật sư Nguyễn Thị Thúy Kiều, luật sư Kiều "đi xa hơn" trong lập luận của mình khi bà cho rằng cần phải điều tra chính hành vi vi phạm tố tụng của VKS. Ngoài ra, bà cũng cho rằng có dấu hiệu "thông thầu" giữa Thiên Sơn và BVĐK Hòa Bình, bác bỏ vai trò của xét nghiệm AAMI khi nó được dùng để cáo buộc tội cho BS Lương.
Nhìn chung, LS Kiều đã đi trực diện vào mấy vấn đề cơ bản của phiên tòa gồm:
1. Việc dùng hóa chất không được phép của bị cáo Bùi Mạnh Quốc cùng với hệ thống quản lý liên quan đến vật tư, và việc ra y lệnh theo chuyên môn lọc máu của BS Hoàng Công Lương, cái nào mới thực sự là "nhân" dẫn đến "quả" làm chết 9 người.
2. Trách nhiệm của tất cả các bên liên quan trong quy trình chạy thận này: Công ty Thiên Sơn, BGĐ BVĐK Hòa Bình, Phòng Vật tư BVĐK Hòa Bình, Đơn nguyên Thận nhân tạo (trong đó có BS Hoàng Công Lương).
3. Vai trò của xét nghiệm AAMI là gì, bác sĩ Lương có phải chờ kết quả này mới cho chạy thận không?
Sau đây chúng tôi tường thuật lại nội dung tranh tụng của luật sư Kiều để quý độc giả theo dõi.
11 căn cứ cho thấy có dấu hiệu thông thầu giữa Công ty Thiên Sơn và BVĐK Hòa Bình
Việc ký HĐ 315 giữa BV và công ty Thiên Sơn đã không tuân thủ các quy định trình tự chỉ định lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị nhỏ theo quy định của Luật đấu thầu 2013 và Nghị định 63 năm 2014 theo những điểm sau:
1. Công việc sửa chữa đã được thực hiện trước khi ký kết HĐ 315. Theo lời khai của bị cáo Quốc, tháng 3/2017 bị cáo Quốc đã đến gặp Trần Văn Sơn theo yêu cầu của Thiên Sơn để kiểm tra HT RO2, đánh giá việc sửa chữa thiết bị. Tức là đã được thực hiện trước được chọn thầu.
2. Đến ngày 20/4/2017 đã tiến hành thay thế bộ khởi động từ và bộ đèn UV dưới nước, là 2 ND đã được ghi trong HĐ 315.
3. Theo quy chế chi tiêu tài chính nội bộ của BV ĐK HB, khi phát sinh sửa chữa mua sắm nhỏ, ĐN TNT phải đề xuất với phòng vật tư, sau đó phòng vật tư kiểm tra xác minh, xin lãnh đạo phòng ký xác nhận, trình BGĐ phê duyệt.
Sau khi được phê duyệt, phòng vậy tư lựa chọn 3 nhà thầu khác nhau, trình BGĐ chọn nhà thầu có mức báo giá thấp nhất, BGĐ ra quyết định và thông báo với nhà thầu được chọn, sau đó 2 bên mới tiến hành ký kết HĐ. BV ĐK HB đã cho phép bị cáo Quốc và bị cáo Sơn thực hiện trước công việc mà không cần có HĐ từ ngày 20/4/2017, mà theo ngày ghi trên HĐ 315 là 25/5/2017.
4. Cả 3 báo giá đều do Thiên Sơn gửi vào cùng 1 phong bì và gửi cho bị cáo Sơn cùng 1 thời điểm, tức là Cty Thiên Sơn đã thay mặt bị cáo Sơn đi xin các báo giá gửi cho BV HB khi đã biết rõ thông tin về giá chỉ định cho gói thầu sửa chữa đó, nên lấy các báo giá với mức thấp hơn để chủ đích cho cty Thiên Sơn trúng thầu. Điều này cho thấy dấu hiệu của sự thông thầu.
5. Qua thực tế xác minh trong hồ sơ vụ án, cty CP Cổng Vàng có GĐ là ông Nguyễn Bá Thọ là cổ đông sáng lập của cty Thiên Sơn. Như vậy, có thể thấy cả 3 báo giá trên do cty Thiên Sơn cung cấp cho bị cáo Sơn là hoàn toàn có cơ sở mặc dù phía TS phủ nhận nội dung này. Đây là hành vi đưa "quân xanh quân đỏ" để chỉ định thầu, vi phạm Luật đấu thầu 2013.
BS Hoàng Công Lương.
6. Điểm thứ 5, HĐ 315 và quyết định phê duyệt chỉ định thầu số 586 và thông báo chỉ định thầu số 594, biên bản thương thảo HĐ phiếu thu số 25 liên quan đến việc sửa chữa RO2 được ghi cùng ngày 25/5/2017. Đây là điều thiếu logic trong thực tế, chừng ấy công việc khó có thể thực hiện được chỉ trong 1 buổi chiều 25/5/2017.
7. Thực tế HT văn thư lưu trữ của BV cũng thể hiện có sự ghi chèn số công văn vào sổ thể hiện bằng lời khai của các nhân chứng. Tuy nhiên, tại phiên tòa, LS đã nhiều lần yêu cầu triệu tập nhân chứng đến để làm rõ nhưng không được chấp nhận.
Trong khi đó, lời khai của các nhân chứng lại có mâu thuẫn với nhau về việc soạn thảo HĐ 315. Bị cáo Thắng cũng không hề hay biết đến HĐ này, chỉ đến khi sự cố xảy ra CQĐT cho xem HS vụ án bị cáo Thắng mới biết.
8. Tại HĐ 315 không ghi nhận căn cứ vào biên bản thương thảo HĐ vào hồi 15h ngày 25/5/2017. Không ghi căn cứ vào quyết định thầu 586 cũng như các tài liệu nói trên của BV ĐK HB cũng là 1 điểm cho thấy sự vội vã, cẩu thả khi soạn thảo HĐ. Phải chăng, lúc đó sự cố xảy ra, nên hợp thức hóa các tài liệu chưa được cẩn trọng.
9. Tại biên bản thương thảo HĐ có ghi, người thực hiện thương thảo HĐ là ông Trương Qúy Dương và ông Trần Văn Thắng. Nhưng tại phiên tòa, ông Thắng lại phủ nhận không tham gia thương thảo, không biết gì về HĐ trên cho đến khi xảy ra sự số. Vì vậy, việc xác minh có hay không HĐ 315 còn đang bỏ ngõ, chưa được xác minh làm rõ
10. Việc ký kết HĐ 315 không phải vào ngày 25/5/2017 mà được ký kết sau khi sự cố xảy ra nhằm hợp thức hóa các văn bản khi sự việc xảy ra còn được thể hiện qua sự việc, ngày 20/4/2017, bị cáo Sơn đã biết giá của gói thầu trên đề xuất xin phê duyệt đúng bằng giá của TS chào với BV.
Báo giá của TS và HĐ của TS ghi bằng giá trong bản đề xuất của bị cáo Sơn. Như vậy, BV ĐK Hòa Bình đã thông thầu và chỉ định thầu với TS, không tuân thủ quy trình của BV đã ban hành trong quy chế tài chính của BV.
11. 2 báo giá cạnh tranh của cty CP Cổng Vàng và Cty Gia Minh trong cùng 1 gói thầu nhưng không hề có hạng mục xét nghiệm AAMI, mà chỉ có duy nhất của TS có mục này. Như vậy, có phải BV và TS đã hợp thức hóa các HS của việc chỉ định thầu, sửa chữa HT RO 2 nhằm đổ trách nhiệm cho bị cáo Lương hay không?
Việc xét nghiệm AAMI là không có trong thực tế
Việc sửa chữa hệ thống RO thường thực hiện vào 2 ngày thứ Bảy và CN để đảm bảo thời gian lọc máu cho các bệnh nhân vào thứ Hai hàng tuần. Điều này đã được thực hiện 7 năm nay và không bắt buộc phải làm xét nghiệm AAMI.
Ngoải ra, sáng thứ Hai ngày 29/5/2017, bị cáo Quốc đến đơn nguyên TNT thấy hệ thống RO 2 được đưa vào sử dụng nhưng không can ngăn, bởi từ trước đến nay, 7 năm đều thực hiện như vậy mà không cần phải ký biên bản bàn giao, không bắt buộc phải xét nghiệm AAMI bởi tất cả các chuyên gia đều khẳng định việc thực hiện xét nghiệm AAMI phải mất 7-14 ngày.
Do đó thỏa thuận sữa chữa giữa BV với Quốc không có cam kết phải xét nghiệm AAMI, bởi bị cáo Quốc không biết tới HĐ 315, không có nghĩa vụ thực hiện HĐ 315, cả đơn nguyên TNT cũng không biết HĐ này nên không thể biết HĐ gì và phải sửa chữa gì.
Quy định quy trình sửa chữa suốt 7 năm vừa qua, bác sĩ Lương không thể thay đổi quy trình, không biết việc chất lượng sửa chữa mà do bị cáo Quốc sử dụng hoá chất không có trong quy định.
Từ những lập luận trên đây, cho thấy rằng bị cáo Quốc và BVĐK Hòa Bình thực hiện công việc sửa chữa trước khi ký HĐ. Việc thực hiện ký kết HĐ 315 có thể đã được hợp thức hóa. Vì vậy, việc xét nghiệm AAMI là không có trên thực tế và không thể lấy lý do do chưa làm xét nghiệm AAMI để làm căn cứ buộc tội bị cáo Hoàng Công Lương.
Tại phiên tòa, đại diện TS khẳng định không có sự liên danh liên kết, nhưng thực tế không phải như vậy. Tại bút lục số 12116, đã có khoản chi trả cho TS, chi cho cổ đông. Vậy không có sự liên danh liên kết tại sao lại có sự phân chia lợi tức cho cổ đông?
Sơ đồ màng RO liên quan tới hiện tượng nhiễm bẩn độc chất - do BS Bùi Nghĩa Thịnh vẽ mô tả, nhằm phân tích về mặt chuyên môn cách chất độc đi vào người bệnh nhân. Xem chi tiết tại đây.
Quá trình điều tra làm thay đổi bản chất vụ án
Trong quá trình điều tra, VKS đã vi phạm đã vi phạm tố tụng ở nhiều những nội dung sau:
- Việc lấy mẫu nước đi xét nghiệm không có sự giám sát của điều tra viên (ĐTV) và giám sát viên là không đảm bảo theo quy định của BLTT HS.
- Trong quá trình điều tra, vợ bị cáo Quốc có cung cấp 2 văn bản là ảnh chụp từ email của bị cáo Quốc gửi cho công ty Thiên Sơn nhưng không được ĐTV xác minh làm rõ là vi phạm điều 108 BLTT HS.
- Để xảy ra hiện tượng có dấu hiệu xóa dấu vết hiện trường vào 10h ngày 29/5/2017, bị cáo Quốc đã sục rửa lại đường ống tuần hoàn sau khi sự cố xảy ra khiến hiện trường của vụ án không còn nguyên vẹn. Đây là hành vi làm sai lệch bản chất thực sự của vụ án.
- Các tài liệu lời khai của BS Linh, BS Huyền, tuy nhiên tại lời khai lần trước không có các tài liệu này nằm trong hồ sơ vụ án. Điều này có dấu hiệu cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, gây bất lợi cho bị cáo HCL, tiềm ẩn nguy cơ oan sai cho bị cáo, đây là trách nhiệm của Viện kiểm sát, kiểm sát viên, thủ trưởng CQĐT, khiến cho vụ án kéo dài, gây mệt mỏi giữa các bên.
Từ đó, luật sư Kiều kiến nghị chuyển toàn bộ những nội dung liên quan đến hành vi vi phạm hoạt động tư pháp của VKSND TP Hòa Bình trong vụ án này đến CQĐT của VKSND tối cao xem xét, điều tra, xác minh.
Nguồn tin: Trithuctre/Soha.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn