Đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ sử dụng loại bom khổng lồ này trong xung đột. Nó được thả từ một máy bay vận tải MC-130 xuống huyện Achin ở tỉnh Nangarhar sát biên giới với Pakistan, theo người phát ngôn Lầu Năm Góc Adam Stump.
“Vụ oanh tạc được thiết kế để tối thiểu hóa thiệt hại cho lực lượng Afghanistan và Mỹ đang tiến hành các hoạt động tiễu trừ ở khu vực trong khi tối đa hóa sự hủy diệt” đối với các tay súng, theo thông báo của Lầu Năm Góc.
Bom GBU-43 trong một lần thử nghiệm năm 2003 BỘ QUỐC PHÒNG MỸ |
Được mệnh danh là “Mẹ của các loại bom”, GBU-43 nặng 9,797 tấn, dài 9,17 mét và có đường kính 1,02 mét. Nó chứa hơn 8 tấn thuốc nổ, được dẫn hướng bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS.
GBU-43 được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 3.2003, chỉ vài ngày trước khi Mỹ tấn công Iraq. Khi được thiết kế năm 2002, GBU-43 được xem là loại bom phi hạt nhân uy lực nhất từng được chế tạo, với sức nổ tương đương 11 tấn TNT. Tuy nhiên, vào năm 2007, Nga đã sản xuất quả bom khác được mệnh danh “Cha của các loại bom”, với sức nổ được cho là gấp 4 lần “Mẹ của các loại bom”.
Theo Không quân Mỹ, khi GBU-43 được thử nghiệm năm 2003, một đám mây hình nấm khổng lồ có thể được nhìn thấy từ khoảng cách 32 km. Hiện chưa rõ mức độ tàn phá trong đợt thả bom GBU-43 mới nhất.
Bom GBU-43 được thử nghiệm vào tháng 3.2003AFP |
Nguồn tin: TNO
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn