Phòng, chống dịch Corona: hành vi cản trở công tác phòng chống dịch bệnh sẽ bị xử lý thế nào?

Chủ nhật - 05/04/2020 05:16
Trước tình hình của dịch viêm phổi do vi rút Corona đang diễn biến phức tạp, chuyên gia pháp luật khuyến cáo công dân cần tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan chức năng về công tác phòng, chống dịch bệnh. Các hành vi cản trở công tác phòng chống dịch sẽ chịu chế tài của pháp luật.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

 

Tình hình của dịch viêm phổi do vi rút Corona đang diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tính đến 23 giờ 20 ngày 1-2, tổng số trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) trên thế giới là 12.027 người, trong đó tại Trung Quốc 11.860 người. Số trường hợp tử vong là 259 đều tại Trung Quốc. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận 157 trường hợp mắc bệnh.

Tình hình của dịch viêm phổi do vi rút Corona đang diễn biến phức tạp

Tại Việt Nam , tính đến ngày 2.2 đã có 7 trường hợp dương tính với nCoV, trong đó có 2 bệnh nhân người Trung Quốc, 1 Việt kiều mỹ và 4 bệnh nhân là người Việt Nam (trong đó 3 người trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc)

Trước tình hình của dịch viêm phổi do vi rút Corona đang diễn biến phức tạp, ngày 1-2 Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định số 173/173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.Theo Quyết định của Thủ tướng, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch Corona được xác định bệnh truyền nhiễm nhóm A và có nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở y tế, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 79-CV/TW ngày 30 tháng 01 năm 2020; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2020, số 06/CT-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020 và Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2020; các chỉ đạo của Bộ Y tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Các hành vi cản trở công tác phòng chống dịch sẽ bị xử lý thế nào?

Trao đổi với phóng viên Pháp lý, Thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) khuyến cáo: Khi xảy ra dịch bệnh thì việc công bố về tình trạng dịch bệnh, áp dụng các biện pháp y tế ở các mức độ phù hợp là hết sức cần thiết. Khi nhà nước đã công bố tình trạng dịch bệnh thì trách nhiệm chống dịch không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của cả cộng đồng để bảo vệ sức khỏe của bản thân, của gia đình và của người khác. Tất cả các công dân đều phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn xã hội, phòng chống dịch bệnh.

Ls Đặng Văn Cường cảnh báo, hành vi vi phạm quy định về áp dụng biện pháp phòng dịch là hành vi gây ra tác hại xấu cho cộng đồng. Trong trường hợp công dân cố tình không chấp hành quy định pháp luật về áp dụng biện pháp phòng, chống dịch bệnh thì sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

85 cửa hàng bị kiểm tra, xử lý với số tiền vi phạm gần 89 triệu đồng

 

Theo đó một số hành vi vi phạm sẽ bị xử lý như: Công dân cố tình không chấp hành hành vi khai báo y tế thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 6, Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế cụ thể: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây; Che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp không tuân thủ quy định về cách ly y tế thì sẽ bị cưỡng chế cách ly và bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 10 của Nghị định 176, Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây : Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này; Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này; Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật; Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây : Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Ngoài hình thức xử phạt hành chính nêu trên thì người vi phạm còn bị áp dụng Biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

Theo Điều 11, Nghị định 176 quy định, Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng nếu: Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch; Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch; Thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A; Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch; Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch; Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch

Tung tin sai sự thật bị phạt đến 20 triệu đồng

Theo Ls Đặng Văn Cường các trường hợp tung tin sai sự thật, lợi dụng dịch bệnh bệnh để tung tin gây hoang mang trong xã hội hoặc để trục lợi sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật, cụ thể điều 5 của Nghị định 176 quy định như sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không tổ chức định kỳ hằng năm việc truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động theo một trong các mức từ 200.000 đồng đến 25.000.000 đồng tuỳ vào quy mô lao động.

Một người phụ nữ ở Vĩnh Phúc bị xử phạt vì tung tin sai sự thật về dịch virus corona

 

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây : Cung cấp hoặc đưa tin sai về số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố; Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc thu tiền không đúng quy định đối với chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đức xã hội.

Ngoài biện pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm nêu trên theo quy định của pháp luật người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 3 ngày; Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

Phạt tiền đến 30 triệu đồng nếu từ chối tiếp nhận người bệnh

Theo Ls Đặng Văn Cường, Khi có dịch bệnh thì tất cả các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và các cơ quan tổ chức phải có trách nhiệm thực hiện biện pháp phòng bệnh theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm các quy định về môi trường y tế thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 16 của Nghị định 176, cụ thể như sau: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thải, bỏ các chất, vật dụng có khả năng làm lây lan bệnh truyền nhiễm gây dịch; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có khu rửa tay, nhà tiêu hợp vệ sinh trong cơ quan, cơ sở y tế, trường học và cơ sở công cộng khác; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm khi chưa có báo cáo đánh giá tác động sức khỏe.

Điều 9, Nghị định 176 cũng quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ; Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không bảo đảm trang phục phòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh; Không thông báo thông tin liên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm đang được khám, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của mình cho cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn; Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh; Không theo dõi sức khỏe của thầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khử khuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyển người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Từ chối tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Không thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

 Theo phaply.net.vn/phong-chong-dich-corona-hanh-vi-can-tro-cong-tac-phong-chong-dich-benh-se-bi-xu-ly-the-nao/

Ít nhất Xử lý 8 đối tượng tung tin thất thiệt về dịch bệnh viêm phổi cấp. Theo Đại tá Lê Xuân Minh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, các đối tượng này nắm các thông tin không chính xác và muốn tự đưa thông tin lên để thu hút nhiều người theo dõi nhằm mục đích cá nhân. Đại tá Minh khuyến cáo, người sử dụng mạng xã hội, muốn tiếp cận thông tin về dịch corona nên tiếp cận vào các trang thông tin chính thống như trang Bộ Y tế để chúng ta có được thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh nhất.

——————————————————————————————————–

Trong ngày 1/2, lực lượng QLTT trên toàn quốc đã đồng loạt ra quân tổng kiểm tra, xử lý đồng thời vận động các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế thực hiện việc niêm yết giá bán, ký cam kết không vi phạm về giá, nguồn gốc xuất xứ đối với mặt hàng khẩu trang và nước sát khuẩn. Tính đến cuối ngày, đã có 85 cửa hàng bị kiểm tra, xử lý với số tiền vi phạm gần 89 triệu đồng.

Tổng cục Quản lý thị trường cũng đã công bố đường dây nóng, theo đó doanh nghiệp và người dân, nếu phát hiện những cơ sở kinh doanh thiết bị y tế lợi dụng tình hình khan hiếm thị trường để trục lợi có thể gọi điện đến hotline của Tổng cục Quản lý thị trường 1900.888.655 để kịp thời phản ánh, tố giác.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây