Các em phải ghi giới tính cùng họ tên đầy đủ của mình vào phiếu điều tra. Cuối phiếu các em cũng phải viết đầy đủ họ tên, ngày tháng và ghi rõ: “Lời khai của em…”.
Từ bản câu hỏi này và trả lời của học sinh, Hiệu trưởng nhà trường Phạm Thị Lệ Anh có Báo cáo số 46 gửi Huyện ủy Quảng Ninh, UBND huyện Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT Quảng Ninh vào ngày 26/11.
Báo cáo có đoạn: “Chiều 24/11/2018, nhà trường đã điều tra học sinh bằng phiếu điều tra. Kết quả phiếu lấy ý kiến từ 23 học sinh như sau: Sự việc học sinh bị các bạn tát 231 cái là có thật, nhưng trong đó có 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh.
Cô T. có chứng kiến một bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 em trả lời), một em trả lời chứng kiến bốn bạn tát, một em trả lời chứng kiến ba bạn tát, ba em không để ý.
Cô T. không ra lệnh nếu ai tát nhẹ thì bị tát (23/23 em). Khi bị các bạn tát, N. có khóc (23/23 em trả lời), khi bị tát má N. không bị chảy máu (23/23 em trả lời), cô T. tát N. một cái (23/23 em trả lời), cô T. không phải là người cuối cùng tát N. (16/23 em trả lời; còn lại không có câu trả lời).
Khi tát N., các bạn trong lớp không có ai sợ hãi và khóc (23/23 em trả lời), cô T. đứng cùng chiều tát N. (23/23 em trả lời), sau khi bị tát N. vẫn ở lại học bình thường đến cuối buổi học (23/23 em trả lời). N. vào bệnh viện khám và điều trị chứ không phải cấp cứu”.
Đặc biệt, nhà trường còn thống kê cả câu viết của chị bà con em N.: “Chị họ của N. cùng lớp tát N. nhưng không khóc (23/23 em trả lời)”.
Ở câu hỏi đầu tiên: “Cô T. quy định phạt tát thời gian nào?”, nhiều HS trả lời trong bản khai của mình là ba hoặc hai hoặc một tuần trước khi tát N. Với câu trả lời này, bản báo cáo của nhà trường không đề cập đến.
Một câu hỏi khác: “Trước N. có bao nhiêu bạn bị tát?”. Nhiều em trả lời là bảy bạn bị tát, lớp trưởng N.T.N. khi trả lời các nhà báo là 10 bạn bị tát, còn N. trong clip nói chuyện với chúng tôi trước đó cũng khẳng định có 10 bạn bị phạt tát do cô Thủy phát động.
Tuy nhiên, trong lời khai này, cả lớp trưởng và N. đều trả lời 0. Một số học sinh cho hay (các em đề nghị chúng tôi giấu tên), các em bị cấm nói cô phạt tát bao nhiêu bạn, một số bạn vì bức xúc nên viết vào, một số bạn vì sợ mà viết thành 0 bạn.
Học sinh còn phản ánh nhà trường không cho các em nói về hình phạt tát đã diễn ra với N. cùng với các bạn trước đó. Nếu phát hiện ai nói sẽ có hình thức tương xứng vì đó là danh dự nhà trường.
Bản báo cáo của nhà trường cũng bỏ qua câu trả lời này.
Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Lệ Anh khẳng định việc điều tra này không có gì sai trái, mục đích là nhằm tìm ra sự thật của 231 cái tát. Một phụ huynh khi biết việc này cho rằng: “Tôi không bằng lòng với việc bắt các HS trả lời phiếu điều tra như thế này”.
Bộ câu hỏi điều tra học sinh gồm 18 câu:
1. Cô Thủy quy định phạt tát thời gian nào?
2. Bạn N. bị tát vào thời gian nào?
3. Khi tát bạn N., cô Thủy có mặt ở lớp không?
4. Em tát vào mặt bạn N. bao nhiêu cái?
5. Em tát vào bạn N. mạnh hay nhẹ?
6. Bạn N. có nói tục không?
7. Khi bị tát bạn N. có khóc không?
8. Sau khi bị tát má bạn N. có đỏ không?
9. Cô Thủy vào đã tát được mấy bạn?
10. Cô Thủy có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không?
11. Cô Thủy tát bạn N. mấy cái?
12. Sau khi bị tát bạn N. có bị chảy máu không?
13. Sau khi tát bạn N., cả lớp có sợ hãi, bật khóc không?
14. Trước N. có bao nhiêu bạn bị tát?
15. Khi tát bạn N., cô Thủy ra lệnh hay tự ý?
16. Cô Thủy có phải là người cuối cùng tát bạn N. không?
17. Cô Thủy đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N.?
18. Sau khi tát bạn N. có ở lại học không?
>>> Đọc thêm: Cô giáo phạt tát bạn 231 cái: Khởi tố vụ án, xử lý hình sự là quá nặng?
Nguồn tin: Theo VTC News:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn