Trái đất có thể sắp bị đảo cực, và hậu quả lần này rất khó lường

Thứ sáu - 02/02/2018 02:45
(soha) - Trong quá khứ, Trái đất đã từng đảo cực rất nhiều lần. Tuy nhiên lần này hậu quả có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Trái đất có thể sắp bị đảo cực, và hậu quả lần này rất khó lường
Trái đất có thể sắp bị đảo cực, và hậu quả lần này rất khó lường

Bão Mặt trời có sức phá hủy rất ghê gớm. Đây chính là thủ phạm đã "giết chết" sự sống trên sao Hỏa hàng tỉ năm trước kia.

Sở dĩ Trái đất không chung cảnh ngộ với hành tinh Đỏ là nhờ phần lõi cực nóng, cho phép tích lũy một lớp từ trường rất mạnh để kháng lại gió Mặt trời. Lớp từ trường này trải rộng ra tận ngoài vũ trụ, và nó ảnh hưởng đến mọi thứ trên Trái đất.

Nhưng lớp từ trường quan trọng ấy, chỉ trong vòng 200 năm qua, đã yếu đi ít nhất là 15%. Và theo như các chuyên gia, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cực từ của Trái đất sắp sửa bị đảo ngược.

Trái đất có thể sắp bị đảo cực, và hậu quả lần này rất khó lường - Ảnh 1.

Từ trường Trái đất đã yếu dần trong 200 năm qua

Cụ thể trong báo cáo mới đây của Daniel Baker - giám đốc Phòng thí nghiệm khí quyển và Vật lý không gian tại ĐH Colorado (Mỹ), ông khẳng định dấu hiệu này là thật. 

Ông cho biết nếu hiện tượng đảo cực xảy ra, có thể một số khu vực trên hành tinh sẽ trở nên "không thể ở được", do mạng lưới năng lượng bị sụp đổ.

Kết quả của báo cáo Baker đưa ra được dựa vào một báo cáo khác do Alanna Mitchell biên soạn. Mitchell cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng về từ trường Trái đất. Tất cả đều dựa trên các dữ liệu do vệ tinh mới đây mang lại.

Trái đất có thể sắp bị đảo cực, và hậu quả lần này rất khó lường - Ảnh 2.

Trong lịch sử, 2 cực Bắc và Nam của Trái đất thực chất đã từng đảo ngược rất nhiều lần, với chu kỳ khoảng 200.000 - 300.000 năm/lần. 

Tuy nhiên, lần gần nhất hiện tượng này xảy ra là vào 780.000 năm trước. Với ngần ấy thời gian, những gì con người có được ở thời hiện tại sẽ khiến tác động của việc đảo cực trở nên lớn hơn.

Đầu tiên, Trái đất gần như sẽ "phơi mình" ra trước những đợt tấn công của gió Mặt trời. Khí quyển - đặc biệt là tầng ozone - sẽ bị xé nát, xuyên thủng, qua đó tăng mật độ xuyên phá của tia cực tím độc hại.

Với sức công khá cực lớn của gió Mặt trời, mạng lưới năng lượng có thể sụp đổ, quá trình biến đổi khí hậu được đẩy mạnh, trong khi tỷ lệ ung thư thì tăng lên.

Trái đất có thể sắp bị đảo cực, và hậu quả lần này rất khó lường - Ảnh 3.

Trái đất có lớp từ trường để chống lại gió Mặt trời, nhưng lớp từ trường đang yếu dần đi

"Thực sự rất nghiêm trọng" - Richard Holme, giáo sư khoa học sinh thái tại ĐH Liverpool chia sẻ.

"Tưởng tượng hệ thống cung cấp điện sẽ sụp đổ trong vài tháng thì sẽ như thế nào? Trong khi gần như mọi thứ trong cuộc sống được vận hành nhờ điện?"

Quá trình biến đổi khí hậu cũng vậy, vì từ trường mất đi sẽ khiến tốc độ nóng lên của Trái đất tăng thêm.

Một nguy cơ khủng khiếp hơn nữa, đó là mật độ tiếp xúc với bức xạ từ vũ trụ cũng tăng thêm. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta không phải gánh chịu nguy cơ ấy. Nhưng theo Holme, khi hiện tượng này xảy ra, mỗi năm sẽ có hàng trăm ngàn người có thể chết vì tiếp xúc với các bức xạ vũ trụ.

Trái đất có thể sắp bị đảo cực, và hậu quả lần này rất khó lường - Ảnh 4.

"Bức xạ có thể ở mức độ cao hơn từ 3 - 5 lần so với những gì phát ra từ lỗ hổng tầng ozone vì tác động của con người. Hơn nữa, các lỗ hổng sẽ trở nên rộng hơn, khó khép lại hơn." - trích lời Colin Forsyth từ ĐH College London (UCL).

Và nếu như cường độ từ trường vẫn tiếp tục giảm như vậy, thì số phận của Trái đất sẽ chẳng khác gì sao Hỏa (dù quá trình này cần đến vài tỉ năm). Các đại dương trở nên khô cạn, và chẳng nơi nào hỗ trợ được sự sống nữa.

"Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa thể xác định chính xác liệu từ trường có đảo cực không, và thời điểm chính xác nó diễn ra." - Tiến sĩ Forsyth cho biết.

"Khoa học mới chỉ theo dõi từ trường Trái đất trong khoảng 170 năm trở lại đây. Nhưng nếu nó xảy ra, từ trường sẽ yếu đi trong ít nhất vài ngàn năm."

 

Tác giả bài viết: Nguồn: Daily Mail

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây