"Thảm kịch tàu Titanic" có lặp lại khi núi băng trôi 1000 tỷ tấn vừa tách khỏi Nam Cực?

Thứ bảy - 30/09/2017 23:53
(Phapluat News) - Hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy tảng băng 1000 tỷ tấn ở Nam Cực đang trôi dạt ra biển và có thể kéo theo nhiều ảnh hưởng khôn lường.
"Thảm kịch tàu Titanic" có lặp lại khi núi băng trôi 1000 tỷ tấn vừa tách khỏi Nam Cực?

 

'Thảm kịch tàu Titanic' có lặp lại khi núi băng trôi 1000 tỷ tấn vừa tách khỏi Nam Cực?
Tảng băng 1000 tỷ tấn trôi dạt ra biển. Ảnh: Sentinel1

 


Với diện tích gấp 4 lần thành phố London (Anh), tảng băng với trọng lượng 1000 tỷ tấn tách khỏi thềm băng Larsen C vào ngày 12/7/2017 vừa qua được coi là một trong những khối băng trôi lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.

Tảng băng 1000 tỷ tấn có diện tích lên tới 5.800 km2 hay còn gọi là A68 đã đứt gãy hoàn toàn khỏi thềm băng Larsen C sau khi một vết nứt bắt đầu hình thành vào năm 2014.

Thảm kịch tàu Titanic có lặp lại khi núi băng trôi 1000 tỷ tấn vừa tách khỏi Nam Cực? - Ảnh 1.

A68 tách rời khỏi thềm băng Larsen C khiến nhiều người lo ngại. Ảnh: ESA

Sự tách rời của tảng băng trôi khổng lồ khiến thềm băng Larsen C suy giảm hơn 10% diện tích và quang cảnh bán đảo Nam Cực thay đổi vĩnh viễn. Điều này còn khiến thềm băng này trở nên mất ổn định và kéo theo loạt nguy cơ tiềm ẩn.

Theo các nhà khoa học, nếu tảng băng trôi khổng lồ này đứt gãy thành nhiều mảnh trôi dạt trên biển thì có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện hàng hải di chuyển ở khu vực này.

Bên cạnh đó, việc tan rã, đứt gãy thành nhiều mảnh có thể khiến quá trình theo dõi trên vệ tinh gặp khó khăn.

Stef Lhermitte, giáo sư tại trường Đại học Delfft (Hà Lan) đã đăng tải trên trang Twitter một vài hình ảnh từ vệ tinh theo dõi. Ông Stef cho hay, sau những chấn động từ sự đổ vỡ ban đầu, có vẻ như A68 đã bắt đầu trôi dạt ra biển.

Thảm kịch tàu Titanic có lặp lại khi núi băng trôi 1000 tỷ tấn vừa tách khỏi Nam Cực? - Ảnh 2.

Tảng băng 1000 tỷ tấn có thể trôi dạt trên biển trong nhiều năm. Ảnh: Deimos imaging

Giáo sư Stef Lhermitte cũng cho biết thêm rằng tảng băng 1000 tỷ tấn hiện đang tiếp tục trôi dạt và hướng di chuyển của nó trong những bức ảnh sau đó.

Qua việc so sánh những bức ảnh theo dõi từ vệ tinh, các nhà khoa học nhận định, tảng băng trôi khổng lồ đã trôi dạt đáng kể ra biển kể từ sau khi tách rời hoàn toàn khỏi thềm băng Larsen C.

Kể từ sau khi tảng băng 1000 tỷ tấn đứt gãy vào 12/7/2017, các nhà khoa học lo ngại nhiều kịch bản khó lường có thể xảy ra.

Thảm kịch tàu Titanic có lặp lại khi núi băng trôi 1000 tỷ tấn vừa tách khỏi Nam Cực? - Ảnh 3.

Các nhà nghiên cứu lo ngại tảng băng có thể vỡ ra thành nhiều mảnh trôi dạt, khiến nhiều tàu thuyền có thể gặp nguy hiểm. Ảnh: British Antarctic Survey

Theo Giáo sư Nancy Bertler, chuyên gia nổi tiếng tại Trung tâm nghiên cứu Nam Cực thuộc Đại học Victoria Wellington (New Zealand) nhận định, mặc dù không làm tăng mực nước biển nhưng sự đứt gãy của những tảng băng trôi có thể làm gia tăng đáng kể tốc độ băng đất chảy ra biển.

Điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến nhiều khu vực trên hành tinh này. Việc theo dõi quá trình trôi dạt của tảng băng A68 qua hệ thống vệ tinh có thể gặp khó khăn vì Nam Cực đang là mùa đông. A68 có thể trôi dạt trên biển trong nhiều năm.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, việc A68 tiếp tục trôi dạt trên biển sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng không nhỏ khi tảng băng 1000 tỷ tấn bắt đầu vỡ ra thành nhiều mảnh. Điều này có thể gây nguy hiểm cho nhiều tàu thuyền di chuyển trên biển ở những khu vực gần đó. "Kịch bản" tàu Titanic đâm vào tảng băng chìm phải chăng sẽ tiếp diễn?

Do đó, các nhà khoa học mặc dù lo lắng về hiện trạng này xong họ đang làm hết sức để tránh mọi rủi ro từ tảng băng trôi lớn nhất lịch sử này.

Nguồn tin: Theo Trí Thức Trẻ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây