Họ tin rằng nếu thực sự có, thì khả năng vẫn còn dạng sự sống này tồn tại trong nước nằm bên dưới bề mặt Sao Hỏa.
NASA đưa ra tuyên bố trên khi thông báo kết quả các nghiên cứu nhằm tìm ra chính xác điều gì đã khiến Sao Hỏa bị “tước đoạt” bầu khí quyển và làm cho nó không còn giữ được các đại dương như trên Trái Đất.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng trong những năm đầu của hệ mặt trời, gió mặt trời đã dần dần thổi bầu khí quyển của Sao Hỏa.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science đã xem xét các dữ liệu được thu thập bởi tàu thăm dò vũ trụ đang thực hiện sứ mệnh nghiên cứu sự phát triển biến động và bầu khí quyển Sao Hỏa (MAVEN).
Phát ngôn viên NASA nói: “Có thể dạng sống vi khuẩn đã tồn tại trên bề mặt thời kỳ đầu lịch sử Sao Hỏa. Khi hành tinh này nguội lạnh dần và khô cạn, bất kỳ sự sống nào cũng có thể bị đẩy xuống lòng đất hoặc buộc phải tồn tại trong các ốc đảo hiếm trên bề mặt”.
Ông Elsayed Talaat, một nhà khoa học thuộc chương trình MAVEN tại trụ sở NASA ở Washington, nói: “Phát hiện này là một bước tiến quan trọng tiến tới khám phá bí ẩn các môi trường trong quá khứ của Sao Hỏa. Trong bối cảnh rộng hơn, thông tin này cho chúng ta biết về các quá trình có thể dần dần thay đổi môi trường có thể tồn tại được của một hành tinh”.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra gió mặt trời đã thổi mất khí CO2 và khí argon của Sao Hỏa.
Khí CO2 là thứ khí đáng được quan tâm vì đó là thành tố chính trong bầu khí quyển Sao Hỏa và đó là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính có thể giữ nhiệt và sưởi ấm Sao Hỏa.
Nguồn tin: Thùy Dương/Báo Tin Tức
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn