Huyền bí những tập tục dành cho... người chết

Thứ hai - 10/07/2017 03:55
(PL News) - Vào thời Trung Cổ, các nhà thờ bảo vệ cho những thành viên trong giáo xứ của họ. Khi có ai đó trong giáo xứ tạ thế, nhà thờ sẽ quyết định an táng họ ở một khu nghĩa địa nhà thờ thích hợp. Sở dĩ có điều này là vì nhà thờ sẽ nhận thêm tiền cho lễ tang.
Huyền bí những tập tục dành cho... người chết

Sách của người chết

Cuốn “Sách của người Chết” của người Ai Cập còn được biết đến dưới cái tên “Phép thánh thể trong ngày”, là một bộ sưu tập các chương gồm có các dạng phép thuật và những công thức nhằm giúp người quá cố tìm và định hướng ở thế giới bên kia. 

Người Ai Cập cổ đại tin rằng thế giới bên kia là một dạng sự sống tiếp nối trên trần thế, và sau khi khuất núi, linh hồn họ sẽ vượt qua tất cả thử thách để đạt tới cõi thiên đàng, nơi đó phản ánh cuộc đời họ trên trần thế. Tuy nhiên trước khi đến cõi thiên thai, người quá cố cần phải biết nơi để đi, làm thế nào để bẩm cáo với thần linh. Mọi thứ đều có ghi lại trong cuốn sách thiêng.

Cuốn “Sách của người chết” trở nên cực kỳ nổi tiếng với cả mọi tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại trong suốt thời Tân Vương Quốc (từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công Nguyên). Câu thần chú phổ biến nhất trong cuốn “Sách của người chết”” là thần chú 125.

Thần chú 125 mô tả lời phán xét từ trái tim của người quá cố trong Hành lang sự thật và hướng dẫn cho các linh hồn cách phải nói khi đối mặt với các vị thần. Phép thuật kết thúc với lời khuyên rằng các linh hồn nên mặc gì khi gặp các vị thần trong phòng phán xử. Nếu mọi chuyện ổn thỏa, linh hồn người chết sẽ nhẹ hơn và họ được cho phép bước vào cõi Thiên thai vĩnh cửu, nơi đây họ sẽ sống với người và vật thân thiết.

Đồng xu cho người quá cố

Thuật ngữ “Đồng xu của Charon” thường được sử dụng bởi người Hy Lạp cổ đại, như là loại tiền tệ để trả cho người chèo đò của thần Hades. 

Theo thần thoại Hy Lạp, Charon là thuyền trưởng của cõi u minh, chuyên đưa các linh hồn vượt qua sông Acheron (theo văn bản Hy Lạp) hay sông Styx (theo văn bản La tinh). Các linh hồn muốn vượt qua con sông này thì phải trả 1 đồng cho Charon, còn các linh hồn không có tiền thì trở thành dã quỷ đi lang thang dọc bến sông và ám ảnh người sống. Chỉ có một số nhỏ các ngôi mộ Hy Lạp cổ đại thực sự có chứa các đồng xu.

Và chúng không chỉ có đặt mỗi vào trong miệng của người quá cố. Thực vậy, đồng xu Charon còn được nhìn thấy nằm trong hoặc gần tay của người quá cố; ngay chân họ; hoặc nằm rải rác trong huyệt. Tại một số vùng chuyên có nghi thức hỏa táng thì thường sẽ có đồng xu bị đốt trong các lọ tro. Các học giả còn cho rằng đồng xu Charon được linh hồn dùng để giữ nguyên địa vị của họ ở thế giới bên kia.

Búp bê âm phủ

Kktoktu là một từ dùng để mô tả một loại búp bê nhỏ, được sơn màu dùng trong các đám ma của người Hàn Quốc. Loại búp bê này làm bằng gỗ, dùng để trang trí quan tài. Các búp bê này có thể là người, có thể là động vật, sinh vật thần thoại, chúng không có vẻ rùng rợn mà trái lại rất bắt mắt. Hơn hết, chúng được cả xã hội sử dụng từ tầng lớp quý tộc đến tầng lớp bình dân cũng như các gia đình giàu có.

Loại hình búp bê âm phủ này ra đời nhằm một mục đích giúp cho linh hồn cảm thấy được chăm sóc và vui vẻ. Những con búp bê sơn mang hình động vật hay người thường được đặt trên đòn khiêng xác nhằm mục đích giúp nó đồng hành và hướng dẫn người quá cố sang thế giới bên kia. Mặt khác, ngay cả khi búp bê có hình con người thì nó vẫn không được xem là người, mà là một dạng trung gian giữa thế giới vật chất và siêu nhiên.

Búp bê Kkoktu thường xuất hiện dưới 3 hình dạng người hướng dẫn, người chăm sóc và người giải trí. Đôi khi các dạng búp bê âm phủ này còn tồn tại ở hình con chim phượng hoàng, rồng hay yêu tinh như một cách thể hiện sự tự do của linh hồn.

“Hộ chiếu của người chết ”

Totenpass hay “hộ chiếu của người chết”, thường là những bản nhỏ hay những chiếc lá kim loại hay được chôn tại những vùng Orphic, Dionysiac, Ai Cập cổ đại và vùng Do Thái cổ. Những bản khắc vàng hay tấm lá có những dòng chữ nói về cách người quá cố định hướng để sang thế giới bên kia, bao gồm việc tránh những phiền hà. 

Totenpass thường được đặt trong tay người quá cố, nếu những bản này được cuộn lại thì nó sẽ được đeo quanh cổ người chết như một thứ bùa, hoặc đặt nằm giữa khóe miệng của người đã khuất. Minh họa điển hình của cái Totenpass là thứ gọi là “Bản vàng Orphic”.

Thuật ngữ “Orphic” dùng để chỉ tôn giáo Orphic hay một giáo phái thần bí nằm trong số người Hy Lạp và Thracia cổ đại chuyên thực hiện các nghi lễ bí mật và chia sẻ kiến thức mật về thế giới bên kia. Chỉ có một số ít bản vàng này được tìm thấy, nó xác định đức tin của một nhóm nhỏ nào đó.

Tuy nhiên khu vực địa lý tìm thấy các bản vàng này lại đặc biệt rộng lớn, trải dài từ Macedonia đến quần đảo Hy Lạp và Rome. Chúng cũng khác biệt về thời điểm: chênh lệch 600 năm giữa bản vàng lâu đời nhất và gần đây nhất.

Chân dung quan tài

Thuật ngữ “Chân dung quan tài” là một khuynh hướng khá phổ biến ở Khối thịnh vượng chung Ba Lan – Lithuania trong các thế kỷ 17, 18, những bức chân dung truyền thần của người chết được đặt trên quan tài và chúng được gỡ bỏ trước khi quan tài đặt xuống huyệt. Điều quan trọng là những chân dung quan tài này trông sống động như thể người quá cố đang có mặt tại đám tang của mình. 

Những bức chân dung quan tài thể hiện sự bất tận của thân thể thiêng liêng, trái ngược với cái xác có thật sắp được chôn. Chất lượng của chân dung quan tài rất khác nhau tùy vào độ giàu có của người quá cố, được thể hiện ở nhiều dạng vật liệu trong tranh như thiếc, đồng hoặc chì. Như vậy, giá tranh chân dung quan tài sẽ đa dạng từ mức bình dân đến đắt tiền.

Tuy nhiên, không phải sang thế kỷ 17 thì mới có phát minh ra tranh chân dung quan tài, mà thật ra nó đã có từ thời kỳ Ai Cập cổ đại. Chúng còn được biết đến như chân dung xác ướp (chân dung Fayum, vì phổ biến ở lòng chảo Fayum).

Chân dung Fayum có niên đại từ thời La Mã và Hy Lạp chiếm đóng Ai Cập. Không rõ mục đích của chân dung Fayum, nhưng rất có thể chúng cũng tương tự như những mặt nạ gỗ được chạm khắc dùng để đặt lên đầu người quá cố.

“Tử thi lộ”

Vào thời Trung Cổ, các nhà thờ bảo vệ cho những thành viên trong giáo xứ của họ. Khi có ai đó trong giáo xứ tạ thế, nhà thờ sẽ quyết định an táng họ ở một khu nghĩa địa nhà thờ thích hợp. Sở dĩ có điều này là vì nhà thờ sẽ nhận thêm tiền cho lễ tang. 

Tuy nhiên khi các cộng đồng dân cư ngày càng mở rộng và ở xa nhà thờ thì đồng nghĩa các nhà thờ giáo xứ địa phương sẽ ở cách xa đó hàng dặm, gây khó khăn cho việc di chuyển tử thi từ làng đến nghĩa địa nhà thờ. Kết quả là một con đường xác chết – Tử thi lộ - liên kết giữa các làng với nghĩa địa nhà thờ đã ra đời.


Điểm chung của các Tử thi lộ là chúng nằm ở nơi hoang vắng, rất khó đi, vì nó xuất phát từ một niềm tin rằng các hồn ma chỉ có thể đi theo đường thẳng mà thôi. Do đó sẽ có những con đường ngoằn nghèo, những mê cung và đường ngang dọc nhằm khiến cho các linh hồn người đã khuất không thể nhớ đường mà quay lại để ám ảnh nơi họ từng sống.

Người ta cũng tin rằng ma không thể đi qua nước, do đó có cả một dòng suối chảy qua đường. Thêm nữa, người ta quay đầu người chết không xoay mặt về phía nhà họ nhằm khiến cho linh hồn không quay trở lại. Ngày hôm nay, những “Tử thi lộ” đã hoàn toàn chìm vào lịch sử. Tuy nhiên, một số ít Tử thi lộ vẫn còn tồn tại ở Anh và Hà Lan.




 

Tác giả bài viết: P.Bình- V.Chương (tổng hợp)

Nguồn tin: baophapluat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây