Đại gia Xuân Trường “hụt hơi” tại dự án du lịch tâm linh 500 ha?

Thứ tư - 21/08/2019 21:02
Ngoài việc “mập mờ” trong cấp hàng nghìn ha đất xây chùa Bái Đính, Tam Chúc, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) còn khẳng định, dự án Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc chưa được bàn giao đất, đánh chú ý, UBND TP.Hải Phòng đang tiến hành thu hồi thông báo chấp thuận đầu tư dự án tâm linh hơn 500 ha đã cấp cho doanh nghiệp Xuân Trường.
Đại gia Xuân Trường “hụt hơi” tại dự án du lịch tâm linh 500 ha?

Trong văn bản trả lời vấn của ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) về việc cấp hàng nghìn ha đất tại Ninh Bình, Hà Nam, Thái Nguyên, Hải Phòng… để doanh nghiệp xây chùa, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho biết, Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc tại tỉnh Thái Nguyên, Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (ATK) Định Hóa có quy mô sử dụng đất của là 19,9 ha, trong đó thuộc xã Vạn Thọ - huyện Đại Từ là 18,0 ha; thuộc xã Phúc Tân - thị xã Phổ Yên là 1,9 ha.

Dự án phù hợp quy hoạch đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt, đã được HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua và đồng ý chủ trương cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường thực hiện dự án Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án năm 2016…

 dai gia xuan truong “hut hoi” tai du an du lich tam linh 500 ha? hinh anh 1

Doanh nghiệp Xuân Trường chưa được giao đất thực hiện dự án Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc. 

Hạng mục chính của dự án gồm: Khu tháp; khu tam quan, bến thuyền; khu đền mẫu; bãi đỗ xe. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 2.956 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư là vốn của chủ đầu tư và vốn huy động hợp pháp khác.

Về cơ cấu và hình thức sử dụng đất: Khu văn hóa tâm linh Hồ Núi Cốc là một dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư với diện tích sử dụng đất là 19,9 ha.

Trong đó, 9,71 ha được quy hoạch là đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trong đó có công trình Đền Gàn là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đã được xếp hạng. Việc quản lý đất đai, công trình xây dựng đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện theo quy định của Luật đất đai, Luật di sản; sau khi Doanh nghiệp đầu tư xây dựng xong công trình tôn giáo, tín ngưỡng sẽ bàn giao cho Trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam và chính quyền địa phương để quản lý, khai thác, vận hành; tiền thu được từ việc công đức do Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam quản lý, sử dụng;

10,19 ha quy hoạch là đất kinh doanh dịch vụ (theo Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án số 1122/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thì chủ yếu là bãi đỗ xe), Doanh nghiệp sẽ phải thuê đất với Nhà nước và trả tiền thuê đất theo quy định tại Điều 56 của Luật đất đai.

Đối với Khu du lịch văn hóa tâm linh đảo Cái Tráp tại thành phố Hải Phòng, Bộ TN&MT cho biết, ngày 30/10/2015, UBND TP Hải Phòng có thông báo số 288/TB-UBND chấp thuận chủ trương và cho phép Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường khảo sát diện tích khoảng 500 ha tại khu vực đảo Cái Tráp, huyện Cát Hải để nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 1/500 và Dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp. Tuy nhiên, đến nay Doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện.

“UBND TP. Hải Phòng đang làm thủ tục để hủy bỏ thông báo trên”, Bộ trưởng Bộ TN&MT cho biết.

 dai gia xuan truong “hut hoi” tai du an du lich tam linh 500 ha? hinh anh 2

Phối cảnh dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp.

Được biết, Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp với tổng diện tích đất hơn 450ha, tổng vốn đầu tư 9.800 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ 2015-2025. Trong đó, nổi bật là khu tâm linh với diện tích 88,7ha với tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 150m và khu dịch vụ đón tiếp 108ha cho khu dịch vụ với khách sạn 5 sao, và đặc biệt là có cả casino, sân golf...

Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, về giao đất, cho thuê đất Khu núi chùa Bái Đính, từ năm 2006 đến 2012, UBND Ninh Bình đã ban hành 9 quyết định thu hồi gần 520 ha đất (chiếm 51,5% so với quy hoạch được duyệt) bao gồm: đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là 184,9 ha; đất do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Gia Viễn là 67,6 ha; đất do UBND xã quản lý là 178,9 ha; đất hoang, đất xâm canh 36,7 ha.

Giao đất cho 03 cơ quan gồm: Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 495,3 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An 18,6 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính và UBND huyện Gia Viễn 4,3 ha để mở rộng khu dân cư hiện hữu.

“Việc giao đất cho 3 đơn vị như trên để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; Không thể hiện chế độ sử dụng đất (giao có thu tiền hay không thu tiền, hay thuê đất, không xác định thời hạn sử dụng đất); Không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của luật đất đai nên chưa đủ cơ sở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất”, Bộ TN&MT nêu.


Tương tự, từ năm 2006 đến năm 2009, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành 4 quyết định thu hồi đất và giao cho Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để phát triển Khu du lịch Tam Chúc, với tổng diện tích là hơn 815 ha.

Tuy nhiên, theo Bộ TN&MT: “Các quyết định giao đất của tỉnh còn chưa rõ ràng về nội dung: Mục đích sử dụng chỉ thể hiện “đầu tư xây dựng khu du lịch Tam Chúc” mà không thể hiện loại đất cụ thể theo quy định tại Điều 13 của Luật đất đai; chưa xác định được mục đích sử dụng đất cụ thể trong từng quyết định (do tại thời điểm giao đất chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng) là không thống nhất và thiếu cơ sở để tính tiền thuê đất (nếu trong phạm vi đất cho thuê có cả các công trình tôn giáo tín ngưỡng và trong phạm vi đất giao quản lý không thu tiền có cả công trình cho mục đích kinh doanh thương mại)”./. 

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây