Có nên xây nhà gần đền chùa không ? 

Thứ sáu - 23/03/2018 04:00
(PhapluatNews) - Rất nhiều người cho rằng, ở gần các công trình tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ… sẽ được thần linh che chở và đặc biệt là có nhiều trường hợp người dân xây những mẫu nhà cấp 4 1 tầng ở nông thôn gần đền chùa. Vậy có nên xây nhà gần đền chùa không? Câu trả lời là KHÔNG, vì sao ư? Theo phong thủy, thì đó là việc tối kỵ bởi: những nơi này thường có âm khí nặng nề nhất do phần lớn các đấng thần linh tối cao, âm linh, ma quỷ đều tập trung nương náu và các vùng đất có công trình tôn giáo tín ngưỡng đều thuộc đất âm sát.
Có nên xây nhà gần đền chùa không ? 

 

Những người quan niệm có thần linh trên thế gian đều cho rằng những nơi như chùa, miếu, đền thờ, đạo quán, nhà thờ là nơi gần thần linh nhất, là nơi trấn quỷ diệt tà, vì thế ở chỗ đó sẽ có cảm giác an toàn. Nhưng thực tế những nơi đó không đơn giản chút nào cả. Để hiểu rõ hơn về việc có nên xây nhà gần đền chùa hay không, hãy cùng chúng tôi lí giải ngay sau đây để các bạn sẽ an tâm hơn khi xây dựng những mẫu thiết kế nhà đẹp ở những khu vực như vậy.

Lí giải phong thủy có nên xây nhà gần đền chùa không? 

có nên xây nhà gần đền chùa

Theo phong thủy, có nên xây nhà gần đền chùa không?     

 Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, thông thường những ngôi nhà gần các công trình tôn giáo tín ngưỡng như đình, chùa, đền, miếu... không phải là không gian lý tưởng để ở. 

Bởi không gian sinh hoạt của con người cần nhiều năng lượng dương trong khi khu vực đất đền, miếu thường mang nhiều năng lượng âm. Vì vậy, sống quá gần các nơi này con người thường có xu hướng hướng nội, sẽ không thích hợp cho những người làm ăn, người làm nghề kinh doanh. Mặc dù đây không phải là miếu thờ mang tính chất xây dựng từ đầu nhưng việc thờ cúng, cầu nguyện lâu ngày của người dân lâu dần cũng sẽ tích tụ sinh khí, lâu năm cây cổ thụ và khu đất này cũng sẽ thành địa linh. Vì thế, cũng sẽ ảnh hưởng tương tự như khi nhà bạn ở bên cạnh các công trình tín ngưỡng như đền, đình, chùa, miếu...

       Qua nhiều thế hệ kinh nghiệm có lẽ đã trả lời cho câu hỏi có nên xây nhà gần đền chùa, đình thần, lăng miếu, đền thờ v.v… nếu dựa trên nguyên tắc Phong Thủy là nơi đất rất xấu, vô cùng không thể thích hợp để người dân bình thường cư ngụ, vì đây là những nơi “âm khí” nặng nhất, bởi tại đây có vô số “âm linh” , những oan hồn tá túc kiếm ăn, những hồn ma chết yểu vất vưởng đều tập trung ở nơi này, tạo nên “âm sát” rất lớn. Nơi đây chỉ thích hợp cho các tu sĩ độc thân, thầy chùa, thầy pháp, những ông Từ, bà Từ già cả nương náu đốt nhang để hưởng những đồ bá gia, bá tánh cúng kiếng Phật, thần linh. Người ở trên mảnh đất này nếu sống độc thân, không mua bán kinh doanh, công thêm sùng ngưỡng Phật Thánh, thần linh thì không sao, nhưng có gia đình sống ô uế, không tin tưởng ai cả chắc chắn 100% gặp họa sát thân.
      Thực tế chứng minh, có rất nhiều nhà cô bác cư ngụ trên đất chùa, đình, lăng, miếu….kết quả cả đời chẳng những làm ăn không phát đạt mà thường gặp rất nhiều tai nạn rủi ro, chết chóc, điên loạn, nghèo khổ, nợ nần chồng chất. Chính vì thế, những người kiếm mặt bằng để kinh doanh thường rất dè dặt đối với những lô đất đối diện hoặc ở gần nơi này…Một điều hết sức tréo cẳng ngỏng là chủ đất thì muốn bán, ngược lại người mua thì không ai dám mua, do đó thường thì những lô đất này giá rất rẻ. Người khá giả, tiền nhiều lại không dám mua, người nghèo ít tiền thấy rẻ nhắm mắt mua đại. Lúc cất nhà lên ở khi kinh doanh làm đâu thất bại đó, đã nghèo lại nghèo thêm, đúng câu: “ nghèo thường mắc cái eo” ( Vì không đủ tiền để mua mảnh đất có phong thủy tốt)
       Phong Thủy học truyền thống chủ yếu nghiên cứu trạng thái của trường khí, mà âm dương hai khí có cân bằng hay không đều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cơ thể và tâm lý con người. Lý luận Phong Thủy cho rằng nơi gần chùa, miếu… vì có quá nhiều u oán, cũng có thể nói là “âm khí” tập trung nhiều gây nên sự mất cân bằng âm dương, cho nên ở gần chùa miếu không có lợi cho người cư ngụ vậy. 

Mặt khác, các công trình tôn giáo tín ngưỡng đều thuộc những nơi công cộng, thường tập trung đông đúc con nhang đệ tử và tín đồ, ngày ngày nghi ngút khói hương, vang vọng tiếng mõ, chuông, xen kẽ là những lời cầu nguyện… môi trường nơi đây bề ngoài có vẻ thanh tịnh nhưng thực chất thiếu sự yên tĩnh, tạo nên khung cảnh âm u, bởi vậy có nên xây nhà gần đền chùa để đổi lại không gian sống như vậy không? 

đất gần chùa có tốt không

Dân cư đông đúc, khó tránh khỏi việc xây nhà gần đền chùa

Con người thường khi gặp phải bức xúc, u sầu phiền não hoặc gặp phải những trắc trở riêng tư, thường tới những nơi mình cảm thấy linh thiêng như đình chùa, miếu mạo, nhà thờ khấn vái, khẩn cầu thần linh che chở, phù hộ độ trì như trút được gánh nặng trong thâm tâm họ, nơi đó là chốn ngự trị của các đấng thần linh tối cao và cả lũ yêu ma quỷ quái, vậy nên nhà ở cận kề chốn miếu đường là điều không nên, sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của cư dân, nhất là với những cháu nhỏ còn “yếu bóng vía”.

Đất gần chùa có tốt không? Với lòng mong muôn được tổ tiên phù hộ độ trì, nhiều người đã xây nhà ngay gần nghĩa địa. Điều này về mặt tâm linh có thể đúng, song theo phong thuỷ thì không nên bởi cạnh mộ phần, nghĩa địa, âm khí thường rất nặng nề, khiến dương khí của người sông ngày một hao tổn và rất dễ ốm đau. Đặc biệt, khi đau Ốm, nhìn thấy mộ phần của tổ tiên, con người rất dễ nghĩ quẩn khiến bệnh không những không thuyên giảm mà ngày càng xấu đi.

Nhiều nơi dù không mang tính chất xây dựng thành miếu thờ từ đầu nhưng nếu người dân tập trung thờ cúng, cầu nguyện lâu ngày cũng gây hiện tượng sẽ tích tụ sinh khí, lâu dần cây cổ thụ và khu đất đó cũng sẽ thành địa linh. Do đó, khu vực nhà ở sau đình chùa cũng sẽ ảnh hưởng tương tự như khi nhà ở nằm gần các công trình tín ngưỡng, tâm linh...

Có người nói rằng quan niệm không nên xây nhà gần đền chùa là hết sức vô lí và không đáng tin cậy để cho những ngôi chùa đền chiếm diện tích rất rộng, chúng tôi cũng không lí giải theo kiểu quá mê tín dự đoan nhưng người xưa đã nói “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chúng ta không nên để những điều đáng tiếc xảy ra rồi mới hối hận nhưng không phải không có cách hóa giải, nếu bất khả kháng chúng ta có thể tham khảo những cách sau đây.

Cách hóa giải phong thủy nhà ở gần đền chùa 

hóa giải nhà gần chùa

Cách hóa giải phong thủy xây nhà gần đền chùa và miếu

Mặc dù nghi vấn có nên xây nhà gần đền chùa được xác định nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên dù theo cách lí giải nào thì theo phong thủy vẫn có cách để hóa giải thế đất gần chùa, miếu. Nếu vẫn quyết định mua mảnh đất gần chùa, miếu... để xây nhà ở thì gia chủ có thể áp dụng một số cách như xây tường rào cao hoặc trồng cây lớn quanh nhà để ngăn âm khí xâm nhập vào nhà. Ngoài ra, có thể trồng các bụi tre trúc hoặc hoa giấy phía trước nhà... 

Trường hợp nhà ở phạm vào thế cô dương sát cũng có thể áp dụng cách hóa giải giống như cách giải trừ thế cắt cước sát cho những ngôi nhà gần bờ biển, chẳng hạn như dựng hàng rào colourbond quanh nhà. Có thể dùng màu sắc của hàng rào theo ngũ hành tương khắc đối với màu sắc của nhà thờ (đền, chùa...) nhưng tương sinh với mệnh của gia chủ. Chỗ cửa chính của ngôi nhà, cũng có thể treo gương Bát quái nhằm giữ vượng khí lại. Trường hợp nhà ở không nằm đối diện với nơi thờ phụng mà chỉ nằm lệch một bên, thì sử dụng gương lồi treo trước cửa là đủ. Ngoài ra còn một số cách khác như trồng một cây hoa giấy phía trước nhà, cách cửa chính khoảng trên 5m, hoặc tại góc dưới mái nhà phía trước, hãy treo 2 chiếc chuông gió ở cả 2 bên.  

Có điều, ngày nay dân số ngày một tăng, quỹ đất dành cho thổ cư ngày một thu hẹp, nên xuất hiện cư dân ngày càng tiến sát tới những nơi linh thiêng cấm kỵ, thậm chí có kẻ còn ngang nhiên biến cả đất đình chùa thành đất ở, đó là một thực tế, khó thay đổi. Có nên xây nhà gần đền chùa không? Là những người hiện đại, chúng ta cần có cách nhìn khoa học về vấn đề này. Khi chúng ta thiết lập một thế giới quan khoa học, lấy chính khí áp tà khí, thông thương thì đình chùa, nhà thờ là nơi phong cảnh u nhã, đắc địa, cho ta cảm giác đó là môi trường thích hợp cho sự sinh sống, nhưng phải hiểu rằng đó là nơi sinh hoạt tâm linh của cộng đồng, là tài sản công cộng, không vì lấy nệ “khoa học” mà xâm phạm.

Nguồn tin: angcovat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây