Cần khởi tố điều tra 2 dấu hiệu sai phạm vụ tàu vỏ thép

Thứ bảy - 24/06/2017 18:37
(PL News) - Đây là ý kiến của luật sư Nguyễn Hồng Hà - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa về vụ tàu vỏ thép của ngư dân bị hư hỏng.
Cần khởi tố điều tra 2 dấu hiệu sai phạm vụ tàu vỏ thép

 

 
Cần khởi tố điều tra 2 dấu hiệu sai phạm vụ tàu vỏ thép
Những con tàu vỏ thép nằm bờ chờ xử lý trách nhiệm đến nơi đến chốn - Ảnh: Duy Thanh

“Đây là vấn đề rất lớn, các cơ quan chức năng phải vào cuộc quyết liệt, làm đến nơi đến chốn thì mới mong những con tàu vỏ thép đóng theo nghị định 67 từ nay về sau không xảy ra tình trạng tương tự

Ông Võ Thiên Lăng (phó chủ tịch Hội Nghề cá VN)

Việc kiến nghị xử lý trách nhiệm các bên liên quan trong vụ 18 chiếc tàu vỏ thép của ngư dân đang được UBND tỉnh Bình Định và các cơ quan liên quan xem xét.

Ngày 23-6, ông Phan Trọng Hổ - giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định - cho biết đang hoàn chỉnh các báo cáo để ngày 26-6 làm việc, tham mưu cho UBND tỉnh Bình Định về xử lý vụ 18 tàu cá vỏ thép hư hỏng.

Công an đang 
nghiên cứu, đề xuất

Được hỏi Sở NN&PTNT có kiến nghị gì đối với UBND tỉnh Bình Định về những vấn đề được cho là “còn khuất tất mà chỉ cơ quan điều tra mới có thể làm rõ được” như ông từng nói, ông Hổ đáp: “Những vấn đề của vụ việc sẽ được nêu ra ở cuộc họp tại UBND tỉnh Bình Định vào ngày 26-6. Cuộc họp này có lãnh đạo công an tỉnh dự, họ sẽ xem xét” - ông Hổ nói.

Cùng ngày, khi phóng viên hỏi về việc yêu cầu của UBND tỉnh, nhất là khi đã có thông tin về kết quả của tổ thẩm định độc lập vụ 18 tàu cá vỏ thép bị hư hỏng, thiếu tướng Nguyễn Bá Nhiên - giám đốc Công an tỉnh Bình Định - trả lời: “Ban giám đốc công an tỉnh đã phân công các đơn vị nghiệp vụ xác minh vụ việc, anh em hiện đang nghiên cứu và sẽ có đề xuất cho chúng tôi”.

Trong khi đó, ông Đặng Hoài Tân - chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Định, đại biểu Quốc hội - cho biết sáng 23-6, ông tiếp xúc cử tri ở huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) và người dân rất bức xúc về vấn đề này.

“Mong muốn lớn nhất của cử tri là nhà máy đóng tàu khắc phục nhanh mọi hư hỏng, đảm bảo chất lượng để con tàu an toàn, chắc chắn, bền vững để ngư dân sớm ra khơi. Còn trách nhiệm thuộc về ai, mức độ nào thì tôi tin các cơ quan chức năng sẽ làm rõ, xử lý nghiêm khắc theo các quy định pháp luật” - ông Tân nói.

Ngư dân không nên
 vội sửa tàu

Trong diễn biến liên quan, hiện có bốn tàu vỏ thép ở huyện Hoài Nhơn và một ở huyện Phù Cát đã được kéo lên đà ở Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) để sửa chữa.

Các chủ tàu thuê thợ đến cắt thép ở khoang hầm chứa lưới, hầm chứa cá để chuẩn bị sơn sửa phía bên trong.

Ông Mai Trường, chủ tàu vỏ thép BĐ 99689 TS, cho biết vì sốt ruột trước việc tàu bị hư hỏng phải nằm bờ dài ngày, trong khi chủ tàu vẫn phải trả tiền cho 12 thợ bạn mỗi tháng 10 triệu đồng/người và nợ nần ngân hàng thúc ép, nên 10 ngày trước ông đề xuất với lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên Nam Triệu (Công ty Nam Triệu) đưa tàu lên đà để sửa chữa.

“Bên Nam Triệu đồng ý các đề nghị của tôi là cắt thép mở rộng hầm chứa lưới vì hầm cũ quá chật, tháo phần đáy phụ trong hầm chứa cá ra để đánh gỉ, sơn lại đáy tàu và cải tạo hầm chứa để thoát nước, giữ lạnh tốt hơn, đồng thời phun cát, sơn lại vỏ tàu theo đúng quy trình. Công ty Nam Triệu đã cử hai người giám sát việc sửa chữa, đồng ý trả toàn bộ chi phí” - ông Trường kể.

Các chủ tàu vỏ thép còn lại cũng cho hay họ thống nhất với Công ty Nam Triệu thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa nêu trên và chi phí do công ty này chi trả.

Tuy nhiên, ông Phan Trọng Hổ nói: “Chúng tôi khuyên các chủ tàu không nên vội sửa chữa, vì đầu tuần UBND tỉnh có quyết định và chỉ đạo về trách nhiệm của các nhà máy đóng tàu đối với việc sửa chữa hư hỏng máy móc, vỏ tàu, thiết bị hàng hải, khai thác đối với từng con tàu”.

LS Nguyễn Hồng Hà (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa):

Cần khởi tố điều tra 2 dấu hiệu sai phạm

Theo báo cáo kết quả thẩm định chất lượng 18 tàu vỏ thép ở Bình Định, tôi thấy nhiều sai phạm có dấu hiệu “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (đối với hai công ty đóng tàu Nam Triệu, Đại Nguyên Dương) và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (đối với cơ quan đăng kiểm).

Theo tôi, cơ quan chức năng cần xác minh để khởi tố điều tra, xử lý theo quy định pháp luật. Giám định chất lượng thép, máy... của 18 tàu đóng mới; giám định thiệt hại của ngư dân, Nhà nước (6% tiền 
lãi cấp bù cho chủ tàu) và các ngân hàng thương mại.

Nguồn tin: TTO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

TƯƠNG TÁC NHIỀU

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây