Bí quyết luyện tập đặc biệt khiến Mông Cổ trở thành đội quân bách chiến bách thắng

Chủ nhật - 26/03/2017 05:27
(PL News) - Binh pháp có câu: "Nuôi quân ba năm dùng một giờ" là để đề cao việc chuẩn bị, rèn luyện binh lính thật kỹ càng mới có thể dẫn quân xung trận. Và Thành Cát Tư Hãn là 1 trong những vị tướng thấm nhuần tư tưởng này nhất.
Hình minh họa
Hình minh họa

 

Binh pháp có câu: "Nuôi quân ba năm dùng một giờ" là để đề cao việc chuẩn bị, rèn luyện binh lính thật kỹ càng mới có thể dẫn quân xung trận. Và Thành Cát Tư Hãn là 1 trong những vị tướng thấm nhuần tư tưởng này nhất.

Chính vì vậy, ông đã sáng tạo ra một phương pháp huấn luyện quân đội mới mẻ để biến quân Mông Cổ trở thành đội quân thiện chiến nhất trên xa trường. Bằng chứng là, dưới thời trị vì của ông, vó ngựa Mông Cổ đã đem đến sự khiếp sợ cho cả thế giới.

Các thành lũy từ Á sang Âu cứ dần dần quy phục trước sức mạnh của Đại Hã. Từ đó, biến Mông Cổ trở thành đế chế có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người.

Bí quyết luyện tập đặc biệt khiến Mông Cổ trở thành đội quân bách chiến bách thắng - Ảnh 1.

Lãnh thổ đế quốc Mông Cổ qua các năm.

Ngoài việc luyện tập bình thường và các chiến thuật quen thuộc, cứ mỗi khi mùa đông đến, Đại Hãn lại tổ chức cho quân đội tham gia cuộc săn lớn trong ba tháng với mục đích để rèn quân.

Trong cuộc săn này, ông cho rải rác toàn bộ quân đội Mông Cổ dọc theo một tuyến đường dài tám mươi dặm trong các thảo nguyên miền Trung Á. Một lá cờ được cắm trên mặt đất cách các điểm đóng quân hàng trăm dặm, đánh dấu cho điểm kết thúc cuộc săn.

Sau khi bố trí quân đội xong, các tuyến quân sẽ dần dần tiến lên, ép tất cả những con thú trên đường nó gặp chạy về khu vực đã được đánh dấu. Một cách chậm dãi, các tuyến quân sẽ vòng lại, tạo thành một đường tròn, vây chặt lũ thú vào giữa.

Bí quyết luyện tập đặc biệt khiến Mông Cổ trở thành đội quân bách chiến bách thắng - Ảnh 2.

Quân Mông đánh trận.

Điều đặc biệt nhất là những người lính Mông Cổ trong cuộc săn bắn này bị cấm giết hại các con thú khi chưa dồn được chúng vào khu vực được chọn.

Thành thử, những người lính phải sáng tạo đủ cách để khiến đám thú chạy theo đúng hướng thay vì chạy loạn rồi thoát khỏi vòng vây.

Chỉ đến khi nào vòng vây được xiết chặt, Đại Hãn sẽ là người đầu tiên tiến vào giữa vòng vây để giết các con thú. Bước ngay sau Đại Hãn là các vị tướng lĩnh và cuối cùng là các binh sỹ tham gia cuộc tàn sát.

Chính nhờ những cuộc săn lớn này mà quân Mông Cổ mới được rèn luyện khả năng liên lạc thông qua các ký hiệu ở một khoảng các xa, kết hợp với các vận động di chuyển của họ với sự chính xác, biết phải làm gì trong những tình huống khác nhau và hành động mà không cần chờ lệnh. 

Bí quyết luyện tập đặc biệt khiến Mông Cổ trở thành đội quân bách chiến bách thắng - Ảnh 3.

 Cùng với đó, là lòng dũng cảm của các binh sỹ cũng được rèn luyện khi họ phải đối mặt với những loài thú ăn thịt nguy hiểm như hổ và sói.

Kết quả của việc huấn luyện khắc nghiện này là khi quân Mông Cổ ra trận, Thành Cát Tư Hãn có thể điểu khiến các lực lượng đang phân bố rộng của mình đột ngột hợp lại thành nhiều đội hình phức tạp. Chính vì thế các đội quân phải chạm trán quân Mông Cổ thường bị sốc.

Bởi cách di chuyển quá hỗn loạn, không thể định hình, đoán biết được đường đi nước bước tiếp theo của quân Mông sẽ như thế nào. 

Nguồn tin: Tri Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây